Tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh tim mạch tăng nhanh
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học về tim mạch diễn ra trong 2 ngày tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E.
Tại hội nghị khoa học, các chuyên gia đã trao đổi các vấn đề liên quan đến phẫu thuật tim bẩm sinh, gây mê và hồi sức tim mạch, can thiệp và điều trị bệnh lý động mạch vành, suy tim - tăng huyết áp.
5 năm trở lại đây, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc các bệnh lý tim mạch, với gần 8.000 ca được điều trị nội trú hàng năm, trong đó phẫu thuật hơn 1.300 bệnh nhân với các bệnh lý tim, mạch máu và lồng ngực.

Trung tâm tim mạch Bệnh viện E là đơn vị đầu tiên triển khai phẫu thuật tim hở nội soi thường quy với số lượng lớn nhất, trên 900 ca và tỷ lệ thành công cao. Đây là một trong số các cơ sở can thiệp tim mạch lớn trong cả nước với hơn 24.000 ca ở cả người lớn và trẻ em.
TS. Bác sĩ Phan Thảo Nguyên, Phó Giám đốc Bệnh viện E, cho biết: mô hình bệnh tật thay đổi thì các bệnh lý tim mạch cũng thay đổi, trên thế giới thì tim mạch là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để phòng tránh các bệnh rối loạn chuyển hóa là nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch, trong đó hút thuốc lá, béo phì và tăng huyết áp cộng gộp lại tăng 30% bệnh lý tim mạch, đột quỵ.


Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.
Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.
0