Tuyên truyền pháp luật qua phiên tòa giả định
Hơn 2.000 em học sinh của Trường THPT Thạch Bàn đã được theo dõi phiên tòa giả định, tái hiện lại vụ án xét xử một bị cáo trong lứa tuổi vị thành niên bị truy tố về hành vi chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Diễn biến phiên tòa được diễn ra theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật. Các em học sinh được tiếp cận những quy định của pháp luật một cách trực quan, sinh động, dễ hiểu thông qua các tình tiết chân thật, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Từ đó, giúp các em nâng cao nhận thức pháp luật, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào môi trường học đường và hình thành ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.


Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.
Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT. Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.
0