Tuyên truyền pháp luật bằng phiên tòa giả định
Phiên tòa giả định được tổ chức tại trường THCS Hòa Nam (huyện Ứng Hòa), tái hiện sinh động các trình tự, thủ tục tố tụng cơ bản nhất của một phiên tòa hình sự dựa trên một vụ án có thật, đã được đưa ra xét xử: Một nam thanh niên không có bằng lái xe, chở theo hai người phụ nữ bằng xe mô tô trên đường quốc lộ, va chạm với một người phụ nữ khác khi sang đường, khiến cho nạn nhân tử vong tại chỗ.
Kịch bản chặt chẽ, dễ hiểu, cùng sự nhập vai chân thực do các luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội thực hiện đã giúp các học sinh hiểu rõ hơn quy định của pháp luật, cũng như hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và tính nghiêm minh của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài phiên tòa giả định, chương trình còn lồng ghép việc phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh thông qua hoạt động giao lưu, hỏi đáp về pháp luật liên quan đến những tình huống xảy ra trong thực tiễn đời sống, giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ hơn.
Thời gian qua, rất nhiều phiên tòa giả định đã được Sở Tư pháp phối hợp với Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội tổ chức ở các trường học trong và ngoài địa bàn. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật này giúp các em học sinh nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nhất là Luật Giao thông đường bộ, góp phần xây dựng xã hội an toàn, đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0