Tuyển sinh đại học đảm bảo quyền lợi cho thí sinh

Mùa tuyển sinh đại học 2025 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong quy chế tuyển sinh nhằm tăng cường tính minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Những điều chỉnh này đang nhận được sự quan tâm và đồng tình cao từ các học sinh lớp 12 và các cơ sở giáo dục.

Em Phạm Quỳnh Anh lớp 12, Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Cơ sở Tân Triều) đạt kết quả thi Ielts 7.5, điểm SAT 1430, điểm thi đánh giá năng lực là 110. Với những kết quả này, em sẽ sử dụng kết hợp, đa dạng các phương thức để xét tuyển đại học. Quỳnh Anh cũng rất vui vì với những điểm mới của kỳ tuyển sinh đại học năm nay sẽ giúp em tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học mong muốn.

Em Quỳnh Anh chia sẻ: "Năm nay việc chuẩn bị hồ sơ và sắp xếp nguyện vọng tiện lợi hơn cho bọn em, vì Bộ đã có công cụ hỗ trợ bọn em chọn ra điểm xét tuyển tốt nhất cho bọn em, nên là bọn em không cần phải mất thời gian để lập tư duy, chiến lược như các anh chị khóa trước. Và ngoài ra việc nhiều phương thức xét tuyển khác nhau giúp bọn em có nhiều cơ hội để đạt được điểm số tốt nhất".

Bà Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Cơ sở Tân Triều) chia sẻ: "Tăng sự công bằng khi bỏ xét tuyển sớm, giới hạn điểm cộng, tăng khả năng trúng tuyển khi không giới hạn tổ hợp giúp học sinh học thật, thi thật, đảm bảo công bằng minh bạch".

Quy chế tuyển sinh đại học 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có một số điểm mới đáng chú ý như không còn xét tuyển sớm; phải dùng kết quả học tập của cả năm lớp 12 để xét tuyển; công khai quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển; không giới hạn số tổ hợp xét tuyển; sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp để quy đổi thành điểm môn ngoại ngữ trong xét tuyển; tổng điểm cộng không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét tuyển.

Việc quy đổi các phương thức xét tuyển về một thang điểm chung được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể dựa trên kết quả tuyển sinh các năm trước, đặc thù từng trường và dữ liệu liên ngành. Mục tiêu là giúp thí sinh nắm bắt rõ ràng hơn khả năng trúng tuyển khi nộp hồ sơ, tránh tình trạng "ảo" điểm như các năm trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội yêu cầu thí sinh nộp chứng chỉ IELTS để xét tuyển đến cuối tháng 6, trước hạn đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mô hình "ba nhà: Nhà nước-Nhà trường-Doanh nghiệp" là yếu tố then chốt để hình thành chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo từ trường học đến thị trường.