Tuyên dương 143 tài năng trẻ dân tộc thiểu số xuất sắc

Tối 26/12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và phát biểu tại chương trình.

Lễ Tuyên dương là hoạt động thường niên, do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Năm nay là năm thứ 10 Lễ Tuyên dương được tổ chức. Thông qua chương trình góp phần khẳng định chủ trương, chính sách ưu việt, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Đồng thời, động viên, khích lệ các em học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện trở thành những tài năng trẻ cống hiến cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.

Tại chương trình, 143 em học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu đã được tuyên dương và nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Phát biểu tại Lễ tuyên dương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận, biểu dương 143 em tiêu biểu, xuất sắc đoạt giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia; cuộc thi khoa học - kỹ thuật quốc gia và được huy chương Vàng, huy chương Bạc trong các cuộc thi thể thao, văn hóa, nghệ thuật quốc gia, khu vực, các em đỗ vào đại học với 3 môn đạt trên 28 điểm, có 13 em thuộc dân tộc khó khăn đặc thù.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao hơn nữa để triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách về phát triển giáo dục – đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đó là con đường ngắn nhất góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.

Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.

5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.