Tượng Rắn mặc khăn rằn, nón lá tại Đường hoa Nguyễn Huệ
Với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (Đường hoa Nguyễn Huệ) được thiết kế chia thành ba phân đoạn, gồm "Kết đoàn", "Chuyển mình" và "Phát triển", tái hiện những chặng đường lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Đại diện Ban tổ chức cho hay, năm 2025, nhằm tạo nên vũ điệu thống nhất mừng đất nước, TP.HCM đã bố trí khối lượng lớn hoa tươi ước tính lên đến 109.000 giỏ thuộc nhiều chủng loại khác nhau, nhằm mang đến những trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho người dân thành phố cũng như du khách trong và ngoài nước



Ngoài ra, ý tưởng thiết kế linh vật rắn được chuẩn bị rất chi tiết, công phu và được thẩm định kỹ lưỡng. Theo đó, đơn vị thực hiện đã dành hơn 6 tháng để hoàn thiện bản phác thảo, hoàn thiện với sự tham gia của nhiều nghệ nhân và đội ngũ giàu kinh nghiệm. Đường hoa Nguyễn Huệ được đánh giá là một tác phẩm nghệ thuật, nhẹ nhàng, uyển chuyển, ấn tượng với cặp đôi rắn ấm tình và nàng Tỵ duyên dáng.

Cặp Kim Tỵ, Ngân Tỵ được bố trí tại cổng chào Đường hoa Nguyễn Huệ, còn "nàng Tỵ" trong trang phục đặc trưng khăn rằn và nón lá, được mô phỏng theo hình dáng của rắn hổ mang chúa trong tư thế ngẩng cao đầu.

Đặc biệt, đại cảnh “Giọt Xuân từ đất” với thiết kế quy mô với cột chống được sắp xếp bởi những giỏ hoa lan đầy màu sắc, tạo điểm nhấn cho công trình.
Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay đón nhận sự tham gia nhiệt tình từ các Tổng lãnh sự quán các nước: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Lào, Indonesia, Hàn Quốc, Nga, Thái Lan, Anh... với các gian trưng bày nét đẹp truyền thống ngày Tết cổ truyền Việt Nam.


Năm 2025 là năm TP.HCM tổ chức nhiều ngày lễ, sự kiện quan trọng như: kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng; 80 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước... Do đó, Đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2025 góp phần chuyển tải những thông điệp này cùng những hoạt động đón chào năm mới.
Hình ảnh một số trung cảnh, tiểu cảnh tại Đường hoa Nguyễn Huệ:













Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0