Tuổi nào thì hết chênh vênh

Con người ta thường có tâm trạng chống chếnh, chênh vênh khi đứng trước ngưỡng cửa rộng lớn của cuộc đời vì thấy mình quá nhỏ bé. Có lẽ, chênh vênh là cảm giác mà bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua vài lần trong đời, bởi khó khăn thì luôn tìm đến mà không phải ai cũng đủ sức để giải quyết mọi thứ trong êm đẹp.

Bạn thân mến! Có bao giờ bạn cảm thấy chênh vênh trong cuộc đời không? Và trong những lúc như vậy, bạn sẽ làm gì?

Con người ta thường tâm trạng chống chếnh, chênh vênh khi đứng trước ngưỡng cửa rộng lớn của cuộc đời vì thấy mình quá nhỏ bé. Chắc hẳn bạn đã gặp nhiều câu nói như: "Chênh vênh tuổi 20", "Khủng hoảng tuổi chênh vênh", "Bao nhiêu tuổi thì hết chênh vênh?"... Có lẽ, chênh vênh là cảm giác mà bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua vài lần trong đời. 

14 tuổi, chênh vênh vì không biết 3 năm tới sẽ đi về đâu, bên cạnh là những ai, công cuộc cắp sách tới trường chắc vất vả phải biết. 

17 tuổi, chênh vênh vì phải đi tìm thứ gọi là đam mê, đứng trước muôn vàn lựa chọn để tìm ra cho mình một lựa chọn đúng đắn nhất. 

21 - 22 tuổi, chênh vênh vì ngày tháng gắn bó với trường lớp cũng kết thúc thật rồi. Bắt đầu đứng giữa những lựa chọn khó khăn. Ở lại thành phố hay về quê? Làm thứ mình thích hay chọn nghề ổn định mà theo?

24 - 25 tuổi, chênh vênh vì tiền, vì sự tự do, vì muôn vàn áp lực đặt lên vai một người trưởng thành mà nhiều khi, bên trong vẫn chỉ là một đứa trẻ. 

27 tuổi, chênh vênh vì công cuộc tìm bạn đời, tìm không được thì những năm tiếp còn tiếp tục chênh vênh…

Và một người ngoài 40, liệu có còn chênh vênh không? Chưa hết đâu, bạn thân mến… Ngay tại lúc này đây, khi đang chia sẻ cùng bạn, cảm giác chênh vênh ở Hường vẫn chưa hết. Nhưng lý do tại sao, thì Hường cũng không biết phải giải thích thế nào.

Bạn thân mến! Tuổi nào mà chẳng chênh vênh. Dù là 20, 25, 28 hay 40. Dường như mỗi chúng ta đều có những khoảng thời gian cảm thấy hoang mang, vô định, trước cuộc sống và tương lai. 

Hường thấy rằng, bất cứ độ tuổi nào cũng cần được cảm thông và thấu hiểu, bởi khó khăn thì luôn tìm đến mà không phải ai cũng đủ sức để giải quyết mọi thứ trong êm đẹp. Có lẽ chênh vênh sẽ không hết được, chỉ mong chúng mình sẽ tìm được một điểm tựa nào đó, để tiếp tục mạnh mẽ bước đi trên cuộc đời này.

Một số bạn trẻ thì cho rằng, chênh vênh là một đặc quyền của tuổi trẻ. Nhưng đừng chênh vênh lâu quá và đó cũng không phải cái cớ để lười biếng và thiếu trách nhiệm với bản thân mình. Mọi ngã rẽ đều đưa ta đến nơi ta cần đến, gặp người ta cần gặp, và giúp ta trở thành người ta cần trở thành. Chỉ cần ta tin vào nó./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?

Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.

"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.

Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.

Trong những giận dỗi ngơ ngẩn của trẻ con, những suy bì hiếu thắng ngây ngô của tuổi trẻ, những giọt nước mắt tủi hờn uất ức của tuổi trưởng thành, cô ấy luôn có cha bên cạnh. Người như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho cô giữa đêm tối mịt mùng.