Tục kết chạ, giữ một nếp xưa

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tục kết chạ (hay còn gọi là nghĩa anh em) giữa các làng cổ vẫn được người dân nhiều huyện ngoại thành Hà Nội gìn giữ, phát huy như một nét đẹp văn hoá.

Kết chạ nghĩa là làng nọ kết nghĩa với với làng kia, để rồi cùng giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Không rõ tục kết chạ có từ bao giờ và giờ đây dù nhiều “làng” đã lên “phố”, nhưng mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Hà Nội lại được tham gia vào lễ hội kết nghĩa giữa các làng quê, để hiểu hơn về nét đẹp, văn hoá ứng xử của cha ông xưa.

Từ sáng sớm, 200 bô lão làng Châu Lỗ (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã khăn áo chỉnh tề với đầy đủ cờ hoa, chấp kích có mặt tại Làng Kim Thượng (xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Đã 430 năm na, kể từ ngày 2 làng (một của Hà Nội và một của Bắc Giang) kết nghĩa anh em. Và lần nào cũng vậy, hai bên gặp nhau và đều bắt đầu bằng câu nói “dạ, lạy anh!”.

Tục kết chạ - giữ một nếp xưa

Nét đặc biệt chung của các làng kết chạ là hai bên đều khiêm nhường, tôn kính nhau, đa số đều tự nhận mình là e­­m, tôn bên kia là anh. Vì coi nhau là anh em, nên nhiều nơi trai gái giữa hai làng kết nghĩa không được kết hôn với nhau. Họ cùng quy ước không gây bất hoà, đối xử với nhau thân tình, giúp đỡ nhau trong sản xuất, lao động và cuộc sống.

Ông Hà Viết Sử, thôn Châu Lỗ, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chia sẻ, chúng tôi luôn luôn ghi nhớ là khi chúng tôi xây dựng con mương Kim - Lỗ, bên anh đã ngày đêm sang giúp chúng tôi. Khi chúng tôi trùng tu lại Đình làng, Kim Lũ là nơi có nghề truyền thống đã sang giúp chúng tôi việc đó.

Tại các huyện ngoại thành Hà Nội, tục kết chạ rất phổ biến, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hoà có tới 30-50 làng có tục kết nghĩa, còn ở Đông Anh có tới 70 làng có tục lệ kết chạ. Nhận nhau làm anh em, các làng quan hệ với nhau bằng những quy ước hết sức độc đáo. Trong đó, dân làng hai bên phải coi nhau như anh em ruột, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh “sinh tử bất ly, hoạn nạn tương cứu”.

Hai làng phải coi nhau như anh em ruột, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh “sinh tử bất ly, hoạn nạn tương cứu”

Ông Hà Viết Lạng, thôn Châu Lỗ, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho biết, sau khi hai dân làng làm lễ kết nghĩa có ra 5 điều quy ước. Và từ đó đến nay, hai dân đều thực hiện rất nghiêm túc vậy nên mới giữ được tình cảm thiêng liêng cho đến bây giờ.

Ông Nguyễn Xuân Nghị, Phó Chủ Tịch UBND xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn chia sẻ, lễ kết chạ đối với nhân dân Việt Nam nói chung, giữa hai dân Kim Lũ và Châu Lỗ nói riêng là một nét đẹp văn hoá truyền thống có một không hai, đã giữ gìn bản sắc dân tộc rất lâu đời.

Tục kết chạ thể hiện một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của cha ông xưa. Không chỉ mang giá trị tinh thần, mà nếu biết cách khai thác, kết chạ có thể trở thành nguồn lực văn hóa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các làng có mối quan hệ kết nghĩa anh em. Xã hội có nhiều đổi thay, nhiều làng dù đã lên phố nhưng người dân vẫn có ý thức lưu giữ nét đẹp xưa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.