Từ sân bay dã chiến đến cảng hàng không trọng điểm
Ông Phạm Công Am, nguyên cán bộ sân bay Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) cho biết, ông từ Quân chủng Không quân 371 lên công tác tại sân bay Điện Biên Phủ, lúc đó gọi là sân bay Điện Biên Phủ, ngày nay là Cảng hàng không Điện Biên. Sau chiến tranh chống Pháp "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", thời điểm đó đất nước ta lại tiếp tục bước vào thời kỳ chống Mỹ, thì các tấm ghi sắt lát sân bay cũng đã bị bóc lên từng chỗ, sân bay Điện Biên Phủ lúc đó rất hoang sơ.
Năm 1973, chuẩn bị kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Cảng hàng không Điện Biên Phủ được khôi phục. Tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án mở rộng Sân bay Điện Biên. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.550 tỷ đồng, đảm bảo tiếp nhận các loại tàu bay thế hệ mới A320, A321 hoặc tương đương.

Ông Trần Văn Hồng, Phó Giám đốc Cảng hàng không Điện Biên (tỉnh Điện Biên), cho biết từ khi khai thác trở lại, Cảng hàng không Điện Biên đã đón lượng khách tăng đột biến so với trước đây. Số lượng hành khách đến và đi tại sân bay trong một ngày trung bình là trên 1.000 hành khách, với số lượng chuyến bay từ 6 đến 10 lượt chuyến bay/ngày.
Sau 70 năm, từ một sân bay lạc hậu mà đến nay đã là một sân bay hiện đại, có đường bay rộng dài mênh mông, đón nhiều loại máy bay của các hãng hàng không lớn. Tôi rất là tin tưởng sẽ có chuyến bay lớn của quốc tế đến cảng hàng không Điện Biên để đưa khách quốc tế đến thăm Điện Biên, ông Phạm Công Am cho hay.

Đối với một tỉnh nghèo, miền núi, sân bay Điện Biên được xem là công trình trọng điểm có ý nghĩa lớn về quốc phòng - an ninh, tạo đột phá về hạ tầng, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng. Mục tiêu đón 2 triệu lượt khách du lịch vào năm 2025 của tỉnh Điện Biên hoàn toàn có thể thực hiện.


Lễ trao Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn 2024 đã vinh danh bốn công trình nghiên cứu tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, y học, nông nghiệp và khoa học xã hội.
Nhằm bảo đảm an ninh trật tự, trật tự đô thị, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP. Hà Nội đã xử lý nghiêm các vi phạm tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố.
UBND quận Hà Đông đã thông báo danh sách 120 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) theo Nghị định số 50 của Chính phủ.
Để hạn chế tối đa tình trạng thiếu nước cục bộ tại các khu vực cuối nguồn, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các công ty cấp nước điều phối nước hợp lý, đẩy mạnh các dự án cấp nước cho những khu vực chưa có mạng lưới nước sạch.
Thực hiện Công điện số 04 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nhiều huyện ngoại thành đã đình chỉ điều hành công việc một số chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Từ ngày 1/8 sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Vậy, chế độ cho các cán bộ hoạt động không chuyên trách này là gì?
0