Truyện ngắn 'Trái tim mách bảo' - Khuất Quang Thụy

Nhà văn Khuất Quang Thụy, một trong những gương mặt tiêu biểu cho đội ngũ chiến sỹ vừa cầm súng vừa viết văn. Xuất hiện trên thi đàn từ những ngày đầu xông pha trận mạc năm 1968 nhưng anh đã sớm chuyển sang văn xuôi. Anh có trong tay hàng chục tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó có nhiều tác phẩm đã đạt giải thưởng cao. Nhà văn Khuất Quang Thụy được trao giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 cho cụm A tiểu thuyết ‘Trong cơn gió lốc’, ‘ Không phải trò đùa’ và ‘Góc tăm tối cuối cùng’.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mô hình phản ánh lối vận hành xã hội thân hữu vốn đã trở thành quy tắc trong suy nghĩ của nhiều người, trong đó có Thương. Dù An hiểu rằng gốc rễ vấn đề là tâm lý ám ảnh quyền lực, vật chất và muốn đưa chị đi điều trị, cô cũng đành bất lực vì sợ bị hiểu lầm là xúc phạm. Trong khi đó, hai con của Thương lại thể hiện rõ sự thụ động, ỷ lại vào thân quen trong hệ thống để leo lên.

Thương - người chị cả trong gia đình thường sống trong trạng thái luôn dằn vặt, so sánh, ghen tức, mọi điều với cô đều quy ra tiền bạc. Cô cho rằng việc con cái không có chỗ làm tốt là lỗi của anh chị em trong nhà, những người không giúp đỡ cô đúng như trách nhiệm họ hàng. Việc hai con trai Hùng và Thuận vẫn phải làm công việc thường không được lộc lá là nỗi đau lớn của cô.

Người chồng là Thân, sống trong sự ngột ngạt và chán chường vì vợ mình lúc nào cũng cau có, tính toán, oán trách, tiếc từng đồng, từng bữa ăn. Cuộc sống của anh là một chuỗi những bữa cơm nhạt nhẽo, không có niềm vui hay sự chia sẻ, đến mức chuyện quên một chai nước mắm cũng có thể thành một cuộc cãi vã lớn.

Ken tò mò và hơi bối rối với việc nhiều người cùng dòng họ làm việc tại một cơ quan Nhà nước, điều vốn bị coi là xung đột lợi ích trong văn hóa phương Tây. An và các nhân viên giải thích rằng trong văn hóa Việt, việc người cùng dòng họ hỗ trợ nhau, cùng làm việc không bị xem là tiêu cực mà đôi khi còn là sự minh chứng cho phúc lớn, sự tiếp nối và phát triển từ một dòng họ ưu tú.

An có cuộc tiếp đón Ken - Tổng Giám đốc châu Á của Tập đoàn Ken 36 đến từ Singapore. Ken không mang dáng vẻ điển hình của một lãnh đạo cao cấp mà giản dị, năng động và thân thiện. Trong buổi gặp, Ken đã chứng kiến một phần những nét đặc trưng của hành chính Nhà nước tại Việt Nam, từ bảo vệ lười biếng, xe công chức sang trọng đến phong cách tiếp khách, hình thức đông người.

Tại cuộc trò chuyện đầy châm biếm và thực tế cay đắng về thực trạng chạy chọt, con ông cháu cha và cơ chế tuyển dụng công chức trong bộ máy Nhà nước,... các nhân vật thẳng thắn thừa nhận thực trạng, dù biết sai nhưng vẫn phải làm vì không nhét con mình thì người khác nhét con họ và dù vứt một vài đứa điểm thấp vào hệ thống thì cũng chẳng khiến nó tệ hơn được nữa.