Truyện ngắn ‘Người dưng’ - Nguyễn Ngọc Chụ

Nhà báo, nhà văn Nguyễn Ngọc Chụ đã ghi được dấu ấn của mình với độc giả bởi những trang viết giàu tính nhân văn. Những tác phẩm truyện ngắn của ông vừa thấm thía nỗi buồn suy tư trăn trở trước những mảng tối, góc khuất của cuộc đời, trước nỗi đau của số phận con người nhưng vẫn ấm áp chan chứa tình người, tình đời của ông đã chinh phục được người đọc, người nghe.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

An có cuộc tiếp đón Ken - Tổng Giám đốc châu Á của Tập đoàn Ken 36 đến từ Singapore. Ken không mang dáng vẻ điển hình của một lãnh đạo cao cấp mà giản dị, năng động và thân thiện. Trong buổi gặp, Ken đã chứng kiến một phần những nét đặc trưng của hành chính Nhà nước tại Việt Nam, từ bảo vệ lười biếng, xe công chức sang trọng đến phong cách tiếp khách, hình thức đông người.

Tại cuộc trò chuyện đầy châm biếm và thực tế cay đắng về thực trạng chạy chọt, con ông cháu cha và cơ chế tuyển dụng công chức trong bộ máy Nhà nước,... các nhân vật thẳng thắn thừa nhận thực trạng, dù biết sai nhưng vẫn phải làm vì không nhét con mình thì người khác nhét con họ và dù vứt một vài đứa điểm thấp vào hệ thống thì cũng chẳng khiến nó tệ hơn được nữa.

Tại một quán nhậu ồn ã, Hùng Thuận, Đức và nhóm bạn thoải mái cười nói, nâng ly xoay quanh những câu chuyện về tiền bạc, cơ hội thăng tiến và cách hưởng thụ cuộc sống. Họ hả hê buông lời giễu cợt, thậm chí xúc phạm đến chính người thân ruột thịt. Đối với họ, khoản tiền bố mẹ gửi từ quê lên được xem là một điều hiển nhiên, không phải là sự hy sinh mà chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của bậc cha mẹ đối với con cái.

Hùng Thuận - con trai Thương, một thanh niên sống buông thả làm việc thiếu nghiêm túc, lười biếng và bất mãn với cuộc sống. Anh sống cùng em trai là Hùng Đức trong căn hộ cũ của gia đình An nay đã xuống cấp và bừa bộn. Hai anh em sa vào cờ bạc online hy vọng làm giàu nhanh chóng mà không cần nỗ lực. Qua đối thoại của hai nhân vật đã bộc lộ một lớp trẻ thiếu lý tưởng, chạy theo vật chất, xem nhẹ giá trị lao động chân chính.

An trở về căn phòng của mình lúc thành phố đã lên đèn. Không gian quen thuộc mở ra một nếp sống luôn gọn gàng, ngăn nắp đến mức gần như lạnh lẽo. Ở đây, cô được là chính mình, không phải vào vai người con dâu gương mẫu, cũng chẳng phải là người giám đốc điềm tĩnh thường ngày. Trong căn phòng nhỏ, An tự cho phép mình yên lặng nghe một bản nhạc không lời và thở theo nhịp thở của chính mình.

Ở phần này, tác giả đã nêu bật quan điểm của An dù truyền thống kính trên nhường dưới có phần đẹp nhưng nó cũng tạo ra tâm lý thụ động, bóp nghẹt cá tính, tư duy phản biện và quyền được lựa chọn của giới trẻ. Cô nhấn mạnh việc nhiều người Việt nhầm lẫn giữa lễ phép và sự phục tùng mù quáng.