Truy tố 17 bị can trong giai đoạn 2 vụ chuyến bay giải cứu

Bộ Công an đã hoàn thành điều tra vụ án, đề nghị truy tố 17 bị can trong giai đoạn 2 của vụ chuyến bay giải cứu về tội Đưa - nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Che giấu tội phạm.

Ngày 2/10, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Nhận hối lộ; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm” xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố.

Đây là giai đoạn 2 của đại án "chuyến bay giải cứu", được điều tra từ tháng 6/2023 khi giai đoạn một đang trong thời gian truy tố. Thời gian điều tra cả hai giai đoạn đều trong khoảng 15-16 tháng. Đây là vụ án tham nhũng, lợi dụng chức vụ có tính chất rất nghiêm trọng, phức tạpđược lãnh đạo các cấp, ban ngành và dư luận đặc biệt quan tâm.

Tại giai đoạn 2 của vụ án, bị can Trần Tùng (SN 1978, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) bị đề nghị truy tố về hai tội danh gồm Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

5 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi Nhận hối lộ gồm: Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt); Lê Thị Phượng (nguyên Chuyên viên Phòng khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương); Nguyễn Văn Văn (nguyên Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam); Lê Ngọc Tường (nguyên Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam); Nguyễn Mạnh Trường (nguyên Chuyên viên Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải).

Trong 10 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi Đưa hối lộ có ông Vũ Hồng Quang (nguyên Phó Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) và nhiều cá nhân khác thuộc các cơ quan, tổ chức trong ngành hàng không. 

Về hành vi Che giấu tội phạmCơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã đề nghị truy tố bị can Nguyễn Xuân Thông, nguyên cán bộ công an. 

Các bị cáo hầu tòa trong giai đoạn 1 của vụ án

Bản án giai đoạn 1 vụ chuyến bay giải cứu thể hiện, các bị cáo trong vụ lợi dụng việc cấp phép các chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước tránh dịch COVID-19 để trục lợi.

Sau khi Covid-19 bùng phát, tháng 3/2020, Chính phủ tổ chức một chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam từ Vũ HánTrung Quốc về nước. Một tháng sau, Chính phủ tiếp tục tổ chức một số chuyến bay chỉ thu phí vé máy bay và cách ly tại cơ sở quân đội.

Để giải quyết cho nhu cầu về nước của công dân, Chính phủ đã chỉ đạo, giao tổ công tác của 4 Bộ là Ngoại giao, Y tế, Giao thông vận tải, Quốc phòng, tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước theo tháng, quý. Từ tháng 4/2021 thẩm quyền phê duyệt chuyến bay được giao bổ sung thêm Bộ Công an.

 3 hình thức đưa công dân về nước, gồm: Nhà nước phối hợp tổ chức chuyến bay (giải cứu); Công dân về nước bằng kinh phí tự nguyện; Chuyến bay phát sinh đột xuất ngoài kế hoạch.

Một số cá nhân tại UBND các tỉnh, thành phố lợi dụng chủ trương đúng đắn và lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, đã thỏa thuận đưa, nhận hối lộ. Họ đã đề xuất cho các doanh nghiệp đưa công dân về nước cách ly y tế tại các địa phương; đồng thời hướng dẫn, xúi giục người liên quan khai báo gian dối, che giấu tội phạm, gây cản trở điều tra.

Trong đó, bị can Trần Tùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thỏa thuận, nhận hối lộ 4,4 tỷ đồng để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương cách ly y tế với ba chuyến bay của ông Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty Nhật Minh). Ngoài ra, bị can còn hưởng lợi bất chính 3,2 tỷ đồng để đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương cách ly y tế với 5 chuyến bay của bà Bùi Thị Kim Phụng (đại diện Công ty Fujitravell, Nhật Bản).

Ông Nguyễn Mạnh Cương bị cáo buộc cùng một số người tập hợp hồ sơ các công dân có nhu cần xin về nước và thỏa thuận chi phí chênh lên từ 100 đến 500 USD một người để hưởng lợi. Để có được văn bản chấp thuận cho 388 công dân về nước và hưởng lợi 2 tỷ đồng, Cương đã chuyển 3,8 tỷ đồng cho Vũ Hồng Quang để hối lộ Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế).

Theo bản kết luận điều tra, hành vi của các bị can xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước đối với việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trong hoàn cảnh đặc biệt người dân bị mắc kẹt trong đại dịch COVID-19 cần đến sự hỗ trợ của cơ quan chức năng nói riêng.

Hành vi của các bị can còn xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, che giấu hành vi phạm tội, gây cản trở quá trình điều tra; làm mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ. Do đó, cần phải đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng thu phí không dừng (ETC) tại các cửa ngõ sân bay chưa thực sự "trơn tru" khiến nhiều tài xế không khỏi băn khoăn.

Hải Phòng phải xác định đúng, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện các giá trị đặc trưng gắn với lịch sử vùng đất, lịch sử văn hóa, con người, các điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế, mức độ phát triển của địa phương.

Tình trạng ùn tắc ở các trung tâm đăng kiểm đang có dấu hiệu xuất hiện trở lại, đặc biệt là ở khu vực nội thành, dù đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo các Tập đoàn Excelerate, Lockheed Martin, Space X và Google.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì loại trừ một số nhóm như đề xuất của Chính phủ.

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản sáng 21/5 đã chủ trì buổi làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc thực hiện Chỉ thị số 07 và Chỉ thị số 36 của Thành ủy.