Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị xem xét ‘tước’ giấy phép
Có 7 trường hợp sẽ bị Bộ Công Thương xem xét, quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, trong trường hợp thương nhân được cấp giấy chứng nhận đề nghị thu hồi; thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định; thương nhân bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư.
Cùng với đó, thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, (trừ trường hợp đã thông báo tạm ngừng kinh doanh); không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh; kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp giấy chứng nhận; không thực hiện hoặc thực hiện khônge đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận xuất khẩu gạo trong trường hợp sau 45 ngày kể từ ngày bộ này ban hành văn bản đôn đốc nhưng không nhận được báo cáo từ thương nhân.


Đóng cửa phiên giao dịch tuần này, giá vàng thế giới niêm yết trên sàn Kitco đã giảm mạnh, xuống còn 3.036,8 USD/ounce.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần biến động mạnh, chủ yếu do thông tin về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Những tỷ phú giàu nhất thế giới đã mất hàng tỷ USD giá trị tài sản ròng chỉ sau một đêm, khi thông báo về thuế đối ứng mới của Tổng thống Donald Trump gây chấn động khắp Phố Wall.
Ngày 9/4 mức thuế đối ứng 46% Mỹ áp lên Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực, hiện tại, Việt Nam vẫn đang rất nỗ lực đàm phán với phía Mỹ để giảm thiểu mức thuế này, hạn chế những thiệt hại với nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán có 5 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt, từ ngày 8-11/4, với mức cao nhất là 120%.
Nhiều ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, với tỷ lệ lên đến 25% bên cạnh chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao 25-30% nhằm tăng vốn.
0