Trường học được xây cao nhất là 5 tầng từ năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Theo đó, Thông tư số 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020. Thông tư 23/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 31/1/2025.
Cụ thể, về quy mô và diện tích trường mầm non, thông tư quy định trường mầm non tối đa 30 nhóm/lớp, tăng 10 nhóm/lớp so với hiện nay. Với bậc tiểu học, mỗi trường có quy mô tối đa 40 lớp, tăng thêm 10 lớp so với quy định hiện hành. Ở bậc trung học phổ thông, số lớp tối đa là 50, tăng thêm 5 lớp.
Căn cứ điều kiện các địa phương, các điểm trường có thể được bố trí ở những địa bàn khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường và bố trí không quá 5 điểm trường. Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn, tùy theo điều kiện thực tế có thể bố trí không quá 8 điểm trường, trường hợp đặc biệt tại các địa bàn có địa hình hiểm trở, chia cắt bố trí không quá 12 điểm trường.
Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6 - 8 m² (tùy từng cấp học), thay vì 8 - 10 m² như quy định hiện hành.

Đặc biệt, tại thông tư mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh quy định về độ cao của trường học các cấp.
Cụ thể, ở cấp tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cao không quá 5 tầng (thông tư cũ quy định không quá 3 tầng).
Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học cao không quá 5 tầng, tăng thêm 1 tầng so với quy định cũ.
Ngoài ra, quy định mới cũng điều chỉnh linh hoạt theo hướng cho phép trường học ghép các phòng bộ môn (phòng Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Hóa học...) thay vì quy định tối thiểu mỗi bộ môn phải có tối thiểu 1 phòng như hiện nay.
Căn cứ điều kiện thực tế, ghép một số phòng học bộ môn theo nguyên tắc: bảo đảm đủ chức năng của các phòng học bộ môn, có chức năng tương đồng, đầy đủ thiết bị cho mỗi môn học, bảo đảm việc bố trí thời gian, không gian để thực hiện dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục theo từng chức năng, bảo đảm kế hoạch, định mức giờ dạy trên quy mô học sinh đối với các môn học.
Theo TTXVN


Thời gian gần đây, không khí tại các di tích lịch sử ở Hà Nội trở nên sôi động với hàng loạt chương trình giáo dục di sản dành cho học sinh.
Trước hạn cuối cùng phải công bố phương án tuyển sinh lớp 10 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Sở GD ĐT Hà Nội đã chính thức công bố việc lựa chọn Ngoại ngữ là môn thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026 khiến số đông các học sinh, phụ huỵnh và giáo viên vui mừng.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 23 đơn vị giảm xuống còn 18, trong đó 15 đơn vị giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước; ba đơn vị phục vụ chức năng quản lý Nhà nước của bộ.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông không chuyên năm học 2025 - 2026 của Hà Nội sẽ thực hiện với ba môn thi Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.
Khi nhu cầu đăng kí thi đánh giá năng lực tại Đại học Quốc gia đang tăng cao, vượt quá số lượng chỗ thi được thiết kế ban đầu, liệu có còn cơ hội cho các thí sinh khác muốn đăng ký trong các đợt tiếp theo?
Thực hiện quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông không chuyên năm học 2025 - 2026 của Hà Nội sẽ thực hiện với ba môn thi gồm Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.
0