Trung Quốc và Quần đảo Cook hợp tác chiến lược toàn diện

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào cuối tuần qua, Thủ tướng Quần đảo Cook Mark Brown cho biết hai nước vừa ký Chương trình hành động về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện cho giai đoạn 2025-2030.

Quần đảo Cook khiến quốc gia láng giềng New Zealand không thể không mất lòng khi thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc. Ở khu vực Nam Thái Bình Dương, New Zealand là đối tác và đồng minh quan trọng nhất của Quần đảo Cook. New Zealand viện trợ tài chính cho Quần đảo Cook, thậm chí công dân Quần đảo Cook còn đồng thời là công dân của New Zealand.

Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt với Mỹ, Australia và New Zealand ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương càng thu hút sự quan tâm và can dự trực tiếp của các nước ở trong cũng như ngoài khu vực. Việc Trung Quốc tranh thủ và thu phục được các đảo quốc ở khu vực Nam Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc và cuộc cạnh tranh trên càng thêm không khoan nhượng.

Quần đảo Cook thúc đẩy mạnh mẽ và nâng quan hệ với Trung Quốc lên cấp độ cao nhất thực chất là ngả hẳn về phía Trung Quốc, càng có lợi cho Trung Quốc thì càng bất lợi cho Mỹ, Australia và New Zealand, đặc biệt cho New Zealand. Quần đảo Cook đã giúp cho Trung Quốc đạt được thắng lợi ngoại giao và địa chính trị với ý nghĩa chiến lược lâu dài to lớn. Việc này kéo dài chuỗi thành công của Trung Quốc trong thực thi chiến lược tranh thủ và lôi kéo các đảo quốc nhỏ ở khu vực Nam Thái Bình Dương vào phạm vi ảnh hưởng và chi phối của Trung Quốc.

Quần đảo Cook đang chơi cuộc chơi "bắt cá hai tay", tức là vừa duy trì mối quan hệ láng giềng gắn bó truyền thống lâu nay với New Zealand vừa tận lợi tối đa từ nhu cầu của Trung Quốc về tranh thủ và chinh phục các đảo quốc ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Quần đảo Cook kiến tạo cho mình tình thế pha trộn giữa cân bằng quan hệ và thiên lệch về một bên có lợi nhất cho mình. Không phải tất cả, nhưng nhiều đảo quốc khác trong khu vực Nam Thái Bình Dương cũng có cách tiếp cận lợi ích chiến lược lâu dài và hành xử về đối ngoại tương tự.

Cuộc ganh đua ảnh hưởng và cọ sát lợi ích của Mỹ, Australia, New Zealand, Trung Quốc ở khu vực Nam Thái Bình Dương và sự quan tâm của cả thế giới nói chung tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khiến cho các đảo quốc nhỏ ở khu vực này, trong đó có Quần đảo Cook, thêm có giá trong chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.

Việc cân bằng quan hệ với láng giềng gần và với đối tác xa, giữa người thân nhỏ và bằng hữu lớn không hề đơn giản và dễ dàng. Khả năng bị lệ thuộc hẳn vào một bên và rủi ro về nước xa không cứu được lửa gần không phải không tiềm ẩn đối với Quần đảo Cook.

Mỹ, Australia và New Zealand lần nữa bị cảnh tỉnh và báo động ở khu vực này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ít nhất 265 người đã chết trong vụ máy bay hãng Air India lao xuống đất ở thành phố Ahmedabad (Ấn Độ), trong đó có 241 người trên chuyến bay.

Israel đã phát động chiến dịch quân sự “Sư tử trỗi dậy”, sử dụng 200 máy bay chiến đấu tấn công hàng loạt mục tiêu trên lãnh thổ Iran, ngày 13/6.

Cuộc tấn công phủ đầu của Israel nhằm vào Iran ngày 13/6 có nguy cơ làm sụp đổ các cuộc đàm phán vốn đã bế tắc giữa Washington và Tehran về vấn đề hạt nhân.

Cơ quan Tình báo Đối ngoại Israel (Mossad) đã tham gia vào các cuộc tấn công rạng sáng 13/6 nhằm vào Iran, bằng cách kích hoạt các đơn vị bí mật đã nằm vùng trong lãnh thổ nước này.

Ít nhất 20 chỉ huy cấp cao của Iran bị sát hại trong cuộc không kích do Israel tiến hành vào sáng thứ Sáu, nhắm vào các cơ sở hạt nhân, nhà máy tên lửa đạn đạo và bộ chỉ huy quân sự chủ chốt của Tehran.

Ngày 13/6, Bộ Ngoại giao Israel thông báo nước này đã tạm thời đóng cửa tất cả các cơ quan ngoại giao trên toàn cầu nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên và công dân trong bối cảnh các chiến dịch quân sự đang diễn ra tại Iran.