Trung Quốc thiệt hại hơn 32 tỷ USD do thiên tai

Thiệt hại kinh tế của Trung Quốc do thiên tai, từ siêu bão đến lũ lụt, trong quý III vừa qua đã tăng gấp đôi so với hai quý đầu năm.

Dựa trên dữ liệu 9 tháng được Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc công bố ngày 22/10, Reuters tính toán thiệt hại kinh tế trực tiếp do thiên tai trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay đã lên tới 230 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 32,3 tỷ USD.

Mức thiệt hại hơn 32 tỷ USD cao gấp hơn hai lần so với con số được ghi nhận trong nửa đầu năm nay, cho thấy Trung Quốc ngày càng đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, làm gia tăng tổn thất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vào tháng 9, Trung tâm Tài chính Thượng Hải đã bị đình trệ bởi bão Bebinca, cơn bão nhiệt đới mạnh nhất tấn công trực tiếp thành phố này trong 70 năm qua.

Trước đó, siêu bão Yagi - cơn bão mạnh nhất trong lịch sử - đã quét qua đảo Hải Nam, làm gần 1 triệu hộ gia đình chịu cảnh mất điện. Mặc dù Trung Quốc đã khởi động chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu trên toàn quốc hơn hai năm trước, nhưng những thiệt hại kinh tế cho thấy nước này vẫn chưa đủ khả năng chống chịu trước tác động ngày càng lớn của thiên tai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.

Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.

Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.

Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.

Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.