Trung Quốc tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài

Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) ngày 20/10 cho biết, các ngân hàng và công ty bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động tốt ở Trung Quốc, đồng thời cũng khẳng định lại cam kết của Trung Quốc trong việc tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức tài chính nước ngoài.

Dữ liệu của CBIRC cho thấy tính đến cuối tháng 9, có 202 ngân hàng nước ngoài từ 52 quốc gia và khu vực đã hoạt động tại Trung Quốc, bao gồm 41 ngân hàng pháp nhân nước ngoài, 117 chi nhánh ngân hàng từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau cùng 131 văn phòng đại diện. Hiện nay, có tổng 895 ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc, với tổng tài sản là 3,79 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 520 tỷ đô la Mỹ). Bên cạnh đó, có 67 công ty bảo hiểm có vốn nước ngoài và 73 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Trung Quốc, với tổng tài sản đạt khoảng 2,33 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 320 tỷ đô la Mỹ). Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều chính sách cải thiện khung pháp lý cho đầu tư nước ngoài, thu hút các tổ chức nước ngoài chất lượng cao đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng loạt tập đoàn tài chính lớn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng thuế đối ứng.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến đến thăm Nhà Trắng vào ngày 7/4 để đàm phán trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Tổng Thư ký NATO Mark Rutte mới đây khẳng định, NATO không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến việc chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi người dân Mỹ giữ vững tinh thần trước việc thực thi các chính sách thuế quan và coi đây là một “cuộc cách mạng kinh tế” có ý nghĩa lịch sử.

Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.

Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.