Trung Quốc tăng cường mua đậu tương từ Brazil

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Trong khi các nông dân trồng đậu tương ở Mỹ đang rất hoang mang vì những căng thẳng thương mại gia tăng với Trung Quốc thì những người cùng ngành với họ ở Brazil lại khá lạc quan.

Việc Trung Quốc áp dụng mức thuế mới đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ như một hình thức trả đũa đã mở ra cánh cửa cho các nhà xuất khẩu đậu nành Brazil.

Ông Jose Guilherme Brenner, Chủ tịch Hợp tác xã Nông nghiệp của Khu vực Liên bang, Brazil cho biết: “Xung đột thương mại là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến giá cả. Đối với các nhà sản xuất đậu tương Mỹ, giá cả trong nước có thể giảm do thiếu thị trường cho sản phẩm của họ. Tuy nhiên, tôi tin rằng Brazil, trong bối cảnh thuế quan toàn cầu, thậm chí có thể hưởng lợi từ xu hướng này”.

Các nhà xuất khẩu đậu tương Brazil hy vọng cuộc chiến thương mại không chỉ thúc đẩy nhu cầu của Trung Quốc mà còn giúp Brazil giành lại thị phần tại các thị trường châu Âu và mở ra những cơ hội mới tại các quốc gia như Mexico.

Vụ thu hoạch đậu nành 2024-2025 tại Brazil đạt sản lượng kỷ lục hơn 167,4 triệu tấn, tăng 13,3% so với vụ trước. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Brazil đối với mặt hàng này, chiếm khoảng 70% lượng hàng xuất khẩu.

Các thương nhân cho biết, giá đậu tương cạnh tranh của Brazil là yếu tố thu hút chính đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Trong năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu kỷ lục 105,03 triệu tấn đậu tương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga và Ukraine ngày 16/5 đã đạt được thỏa thuận trao đổi 1.000 tù binh mỗi bên, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình kéo dài giữa hai quốc gia kể từ khi cuộc xung đột bùng phát.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố rằng, tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6 tới, tất cả các nước thành viên của NATO sẽ nhất trí về mục tiêu chi 5% GDP cho quốc phòng trong thập kỷ tới.

Liên hợp quốc ngày 15/5 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do lo ngại tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của Mỹ và căng thẳng thương mại gia tăng.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Jerome Powell, cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể đối mặt với những cú sốc "thường xuyên hơn và kéo dài hơn" về nguồn cung.

Thế giới đang dõi theo sát sao các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine dự kiến diễn ra trong ngày hôm nay 16/5 tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Một chiếc tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất của Không quân Ukraine đã gặp sự cố và rơi trong cuộc tấn công đường không quy mô lớn từ Nga, vào rạng sáng ngày 16/5. Phi công đã kịp thời thoát hiểm và được cứu hộ an toàn.