Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt công nghệ chip

Ngày 29/3 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho biết, Bắc Kinh “kiên quyết phản đối” việc Mỹ lập danh sách các nhà máy sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc bị cấm tiếp nhận các thiết bị quan trọng.

Theo ông Lâm Kiếm, các lệnh cấm vận và hạn chế của Mỹ đối với Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, cũng như các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Các lệnh cấm vận và hạn chế của Mỹ đối với Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc

Các biện pháp này cũng vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, làm suy yếu nghiêm trọng các quy tắc thương mại quốc tế và gây tổn hại nghiêm trọng đến sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hồi năm 2022, Bộ Thương mại Mỹ đã cấm các công ty nước này vận chuyển thiết bị đến các nhà máy sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc, giữa lúc Mỹ tìm cách hạn chế nghiêm ngặt những tiến bộ công nghệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Lý do mà Washington đưa ra là những lo ngại về an ninh quốc gia.

Lệnh cấm được đưa ra do Mỹ lo ngại về an ninh quốc gia

Tuy nhiên, các công ty cho biết rất khó để xác định chính xác nhà máy nào ở Trung Quốc sản xuất chip tiên tiến. Họ từ lâu đã yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ công bố danh sách cụ thể. Một nguồn thạo tin cho biết danh sách các công ty bị cấm có thể được công bố trong vài tháng tới.

Trung Quốc đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các công ty nước ngoài bằng cách xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn địa phương

Theo tờ Financial Times, Trung Quốc đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các công ty nước ngoài bằng cách xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn địa phương. Bắc Kinh cũng đã đưa ra các hướng dẫn loại bỏ dần các bộ vi xử lý của Mỹ khỏi máy tính cá nhân và máy chủ của chính phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước những dấu hiệu Nga có thể phát động một đợt tấn công mới, Anh và Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai lực lượng quốc tế tới Ukraine để giám sát bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày với các đối tác thương mại, trừ Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau khi Nhà Trắng thông báo đã có hơn 75 quốc gia chủ động đàm phán với Mỹ để giải quyết các bất đồng thương mại toàn cầu.

Phía Trung Quốc kêu gọi Mỹ thể hiện thái độ thiện chí nếu muốn thúc đẩy đối thoại, bao gồm việc rút lại các biện pháp áp thuế đơn phương, thay vì sử dụng sức ép để tìm kiếm nhượng bộ.

Các đồng minh châu Âu của Ukraine đang tích cực tăng cường sản xuất đạn pháo, giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện làm chậm quá trình cung cấp vũ khí cho Ukraine.

12 nước thành viên và đối tác Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên Sea Shield (Lá chắn biển) trên Biển Đen, gần thành phố Constanta của Romania, vào ngày 8/4.

Pháp và Italy đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo, trước cuộc chiến thuế quan mới được phát động bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump.