Trung Quốc nâng cảnh báo bão Yagi lên mức gần cao nhất

Ngày 4/9, Cơ quan Khí tượng Quốc gia Trung Quốc đã nâng cảnh báo bão Yagi lên màu cam, mức nghiêm trọng thứ 2 trong 4 cấp theo màu, chỉ sau cảnh báo đỏ.

Theo dự báo của cơ quan này, bão Yagi, cơn bão số 11 của Trung Quốc trong năm nay, sẽ di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ khoảng 10 km/h.

Cường độ của bão sẽ tăng dần và đổ bộ vào bờ biển từ Vạn Ninh, Hải Nam đến Điện Bạch, Quảng Đông ở cấp bão mạnh hoặc siêu bão từ chiều đến tối ngày 6/9.

Nhiều khu vực ven biển ở tỉnh Quảng Đông đã được yêu cầu tạm dừng hoạt động các dịch vụ tàu phà từ ngày 5/9 và bố trí lực lượng ứng phó khẩn cấp.

Các tuyến, điểm, dịch vụ du lịch trên biển phải đóng cửa, trong khi tàu cá, nhân viên các bè nuôi cá và công trình thi công trên biển phải vào bờ trước 12h trưa ngày 4/9.

Mưa lớn do bão Yagi gây ngập lụt ở tỉnh Rizal, Philippines. Ảnh: AP.

Sau khi tàn phá Luzon, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng, cơn bão nhiệt đới Yagi đã rời khỏi khu vực theo dõi của Philippines. Tuy nhiên, mưa lớn vẫn kéo dài và cảnh báo ngập lụt trên diện rộng được ban bố khi các con đập lớn bị tràn bờ.

Cơ quan quản lý dịch vụ thiên văn và địa vật lý khí quyển Philippines đã dỡ bỏ tất cả các tín hiệu bão ở những khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mặc dù nằm ngoài khu vực theo dõi Philippines, bão Yagi vẫn tiếp tục làm tăng cường gió mùa Tây Nam, gây mưa lớn tại nhiều khu vực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.

Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.