Trung Quốc hứng chịu bão cát và ô nhiễm không khí

Trung Quốc thời gian qua liên tục hứng chịu bão cát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng không khí. Mới đây nhất, một đợt thời tiết cát bụi trên diện rộng đã ảnh hưởng đến khoảng 409 triệu người ở 15 tỉnh, thành và khu tự trị trong một vùng diện tích khoảng 2,29 triệu km2.

Theo Đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc, đây đã là trận bão cát thứ 4 ở Bắc Kinh và khu vực miền Bắc trong vòng một tháng trở lại đây, và đợt bão cát thứ 8 kể từ đầu năm đến nay. Con số này cao hơn mức trung bình trong 10 năm qua, làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của người dân khi thường xuyên phải chống chọi với bụi mịn. 

Các hình ảnh đăng tải trên truyền thông địa phương và các mạng xã hội cho thấy, hôm 10/4/2023, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc bị bao trùm bởi lớp bụi màu cam do bão cát gây ra. Giới chức Bắc Kinh khuyến cáo người già và trẻ nhỏ ở trong nhà, trong khi người trưởng thành khỏe mạnh tránh hoạt động ngoài trời. Người dân cũng được khuyên đóng cửa sổ, đeo khẩu trang hoặc kính chắn bụi.

Bão cát thường xảy ra ở Bắc Kinh nói riêng, và khu vực miền Bắc Trung Quốc nói chung do đặc điểm địa hình và khí hậu. Tuy nhiên, nếu như mọi năm, khu vực này chỉ hứng chịu 5-6 trận bão cát, thì tính từ đầu năm đến nay, đây là đợt bão cát thứ 8. Nguyên nhân được cho là năm nay, lượng mưa ít, khí hậu khô hanh dẫn đến thảm thực vật, nhất là cỏ trên sa mạc phát triển chậm, không giữ được cát. Do đó, số lượng và cường độ các trận bão cát cũng mạnh hơn. 

Chuyên gia Quế Hải Lâm của Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc cho biết do ảnh hưởng của không khí lạnh, cùng với xoáy thuận nhiệt đới từ Mông Cổ trở thành chất xúc tác thuận lợi, vận chuyển cát, bụi từ các khu vực nguồn cát ở hạ lưu ra các khu vực xa hơn. Các hạt cát mang theo kim loại nặng và chất gây dị ứng, vì vậy những người mắc bệnh tim mạch hoặc dị ứng nên ở trong nhà và thực hiện các biện pháp bảo vệ.

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã tích cực trồng rừng và giải quyết tình trạng sa mạc hóa ở các vùng phía Bắc của đất nước, đặc biệt là ở Nội Mông, giáp với Mông Cổ. Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường cho rằng, chỉ trồng cây thôi không thể khiến bão cát biến mất. Bởi rừng phòng hộ chỉ làm giảm đáng kể tần suất bão cát bắt nguồn từ biên giới Trung Quốc, nhưng kém hiệu quả hơn khi đối mặt với bão cát từ các quốc gia khác. Do đó, tình hình hiện tại nhấn mạnh sự cấp bách của Trung Quốc và nước láng giềng Mông Cổ trong việc tiếp tục tăng gấp đôi nỗ lực chung để chống sa mạc hóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Donald Trump quyết định gia hạn thêm 75 ngày để công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance bán các tài sản TikTok tại Mỹ cho một nhà đầu tư không phải Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết, nước này đã nhận được “kết quả tốt nhất trong một loạt các thỏa thuận khó khăn” từ động thái áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một tuyên bố vào ngày 4/4.

Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.

Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.

Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.