Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Trung Quốc sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0.5 điểm phần trăm với các ngân hàng thương mại vào đầu tháng 2/2024, từ đó giải phóng thêm thanh khoản vào nền kinh tế.

Động thái hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ ngày 05/02 sẽ bơm thêm 1 ngàn tỷ Nhân dân tệ (139 tỷ USD) thanh khoản dài hạn vào thị trường. Trong quá khứ, hiếm khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) báo trước sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong một cuộc họp báo.

Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Thông thường, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc sẽ phát tín hiệu đầu tiên và sau đó PBoC sẽ đưa ra tuyên bố trên website. Thông tin được đưa ra ngay khi giới chuyên gia và đầu tư cảm thấy thất vọng vì các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tâm lý nhà đầu tư cũng rất bi quan và chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông đã “bốc hơi” hơn 6,000 tỷ USD so với đỉnh năm 2021.

Dù vậy, thị trường phản ứng trái chiều với thông tin trên. Các chuyên viên phân tích cho rằng động thái này nhằm bơm thanh khoản trước dịp Tết Nguyên Đán và tác động tới nền kinh tế sẽ bị hạn chế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.

Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.