Trung Quốc: Công trình vượt biển phức tạp nhất thế giới

Siêu dự án vượt biển thách thức nhất trên thế giới kết nối thành phố Thâm Quyến và Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, đã chính thức thông xe và vận hành thử.

Đây là dự án vượt biển đầu tiên trên thế giới tích hợp cầu, đảo, đường hầm và nút giao dưới nước.

Siêu dự án kết nối Thâm Quyến - Trung Sơn, là một phần quan trọng của mạng lưới đường cao tốc quốc gia bắc qua sông Châu Giang của Trung Quốc, có tổng chiều dài khoảng 24 km, trong đó hạng mục cầu 17 km, hầm xuyên biển 6,8 km.

Đây được đánh giá là “công trình kỳ tích” và siêu dự án vượt biển thách thức nhất trên thế giới, bao gồm các đảo nhân tạo phía Đông và phía Tây, đường hầm Thâm Quyến - Trung Sơn, cầu Thâm Quyến - Trung Sơn và cầu Trung Sơn hợp thành, cũng là cụm dự án xuyên biển tích hợp “cầu, đảo, đường hầm và nút giao dưới nước” đầu tiên trên thế giới.

Tuyến đường có 8 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h, tuổi thọ thiết kế 100 năm. Sau khi hoàn thành, hành trình đi từ Thâm Quyến đến Trung Sơn sẽ rút ngắn từ khoảng 2 giờ xuống còn 30 phút, với lưu lượng giao thông trung bình hàng ngày đạt 100.000 lượt phương tiện.

Do nằm trong khu vực thường xuyên có bão, nên cầu được thiết kế để chịu sức gió lên tới 88 m/s, mức cao nhất trên thế giới hiện nay, tương đương với bão mạnh cấp 17 trở lên.

Nhà xây dựng đã bố trí tổng cộng 73 trạm gốc 5G dọc theo toàn bộ phần cầu một cách chiến lược, đảm bảo vùng phủ sóng nhất quán với khoảng cách trung bình giữa các trạm dưới 300 mét. Điều này cho phép người lái xe và hành khách tận hưởng kết nối 5G không bị gián đoạn và sử dụng các dịch vụ điều hướng theo thời gian thực trong suốt hành trình của họ.

Tuyến đường có 8 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h, tuổi thọ thiết kế 100 năm.

Ông Li Weicong, người đứng đầu đội kỹ thuật dự án, cho biết: "Chúng tôi đã lên kế hoạch và thiết kế trước để chủ động giải quyết các vấn đề kỹ thuật bao gồm việc sử dụng cầu và sử dụng đảo. Chúng tôi đã đồng bộ hóa quy hoạch và thiết kế vùng phủ sóng tín hiệu mạng công cộng cho tuyến Thâm Quyến-Trung Sơn ngay từ năm 2019. Giờ đây, người lái xe và hành khách có thể tận hưởng chính xác dịch vụ định vị và định vị vệ tinh tương tự như các dịch vụ trên mặt đất thông qua hệ thống di động và trong xe".

Tuyến đường này đã lập 10 kỷ lục thế giới, như đường hầm ống ngầm hai chiều 8 làn xe dài nhất thế giới hay nút giao đường cao tốc dưới nước đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc đã mất 7 năm và đầu tư 46 tỷ nhân dân tệ (hơn 6,3 tỷ USD) để xây dựng siêu công trình vượt biển này. Toàn bộ công trình dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng vào năm 2025. Mức thu phí cho toàn bộ tuyến đường là 66 nhân dân tệ (9 USD) mỗi lượt xe.

Tuyến đường xuyên biển này sẽ giúp Trung Quốc đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu xây dựng Khu vực Vịnh Lớn thành các trung tâm tài chính, dịch vụ, vận chuyển và đổi mới đẳng cấp thế giới vào năm 2030.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy viên Quốc phòng Liên minh châu Âu - ông Andrius Kubilius ngày 12/5 đã kêu gọi tăng cường sự hội nhập giữa ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu và Ukraine.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có mặt tại Tòa án Quận Tel Aviv vào ngày 12/5 để tiếp tục làm chứng trong phiên xét xử tham nhũng kéo dài của mình. Đây là lần thứ 27 ông xuất hiện tại tòa, kể từ khi phiên xét xử bắt đầu vào năm 2019.

Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 12/5 đã công bố một loạt cải cách lớn đối với chính sách nhập cư của Vương quốc Anh, nhằm giảm bớt số lượng nhập cư ròng và khôi phục quyền kiểm soát biên giới quốc gia.

Nhóm vũ trang Đảng Công nhân người Kurd (PKK), lực lượng đã xung đột với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn bốn thập kỷ qua, đã quyết định tự giải thể và chấm dứt cuộc đấu tranh vũ trang.

Hàng trăm du khách đã đổ về khu nghỉ dưỡng Fuji Motosuko, Nhật Bản để tham dự Lễ hội hoa Fuji Shibazakura, còn được biết đến với tên gọi Lễ hội hoa dưới chân núi Phú Sĩ.

Ấn Độ vừa khánh thành một đơn vị sản xuất tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos tại tiểu bang Uttar Pradesh ở phía Bắc quốc gia này.