Trung Quốc công bố kế hoạch khoa học vũ trụ đến 2050

Ngày 16/10, Trung Quốc đã công bố chương trình phát triển khoa học vũ trụ quốc gia trung và dài hạn, đến năm 2050.

Đây là lần đầu tiên chương trình phát triển khoa học vũ trụ được triển khai ở cấp quốc gia và được công bố bởi Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc và Cơ quan Vũ trụ Có người lái Trung Quốc.

Chương trình nêu rõ các mục tiêu phát triển khoa học vũ trụ của Trung Quốc, bao gồm 17 lĩnh vực ưu tiên theo 5 chủ đề chính, bao gồm: vũ trụ cực đại, gợn sóng không gian - thời gian, quan sát tổng thể Mặt Trời - Trái Đất, hành tinh có khả năng sinh sống và khoa học sinh học cùng vật lý trong không gian.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, mục tiêu tổng thể là triển khai và thực hiện các nhiệm vụ khoa học vũ trụ quốc gia theo từng giai đoạn, đồng thời nâng cao nghiên cứu cơ bản và đào tạo đội ngũ nhân tài chất lượng cao. Chương trình cũng định hướng cho sự phát triển khoa học vũ trụ của Trung Quốc đến năm 2050.

Trong giai đoạn đầu đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vận hành các trạm vũ trụ, thực hiện dự án thám hiểm Mặt Trăng có người lái và phê duyệt từ 5 đến 8 nhiệm vụ vệ tinh khoa học. Từ 2028 đến 2035, khoảng 15 nhiệm vụ vệ tinh khoa học sẽ được thực hiện. Giai đoạn từ 2036 đến 2050, Trung Quốc dự kiến sẽ thực hiện hơn 30 nhiệm vụ khoa học vũ trụ và nâng cao vị thế trong các lĩnh vực quan trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước những dấu hiệu Nga có thể phát động một đợt tấn công mới, Anh và Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai lực lượng quốc tế tới Ukraine để giám sát bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày với các đối tác thương mại, trừ Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau khi Nhà Trắng thông báo đã có hơn 75 quốc gia chủ động đàm phán với Mỹ để giải quyết các bất đồng thương mại toàn cầu.

Phía Trung Quốc kêu gọi Mỹ thể hiện thái độ thiện chí nếu muốn thúc đẩy đối thoại, bao gồm việc rút lại các biện pháp áp thuế đơn phương, thay vì sử dụng sức ép để tìm kiếm nhượng bộ.

Một sĩ quan trinh sát Ukraine được triển khai trong khu vực nói với CNN rằng, Moscow đã điều quân tiếp viện và thiết bị để chuẩn bị cho các cuộc tấn công mở rộng.

Các đồng minh châu Âu của Ukraine đang tích cực tăng cường sản xuất đạn pháo, giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện làm chậm quá trình cung cấp vũ khí cho Ukraine.

12 nước thành viên và đối tác Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên Sea Shield (Lá chắn biển) trên Biển Đen, gần thành phố Constanta của Romania, vào ngày 8/4.