Trưng bày trống đồng Đông Sơn tại Bảo tàng Hà Nội
Trống đồng Đông Sơn là đỉnh cao của kĩ thuật đúc đồng của người Việt cổ. Học giả Franz Heger (người Áo) đã phân chia trống đồng thành bốn loại, trong đó trống đồng loại 1 ở nước ta, còn được gọi là trống đồng Đông Sơn, gắn liền với văn hóa Đông Sơn, niên đại 2500 đến 2000 năm, được phát hiện nhiều nhất.





Trống loại 2, 3, 4 cũng tìm thấy nhiều, có niên đại muộn hơn. Hoạ tiết hoa văn trang trí trên mặt và thân trống rất đa dạng, như một bức tranh lịch sử miêu tả chi tiết về cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của người Việt cổ.
Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ gần 50 chiếc trống đồng các loại, trong đó có trống đồng Cổ Loa được Thủ tướng chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015.

Với vai trò là một trung tâm kết nối sáng tạo của thành phố, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Trung tâm xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể, mạng lưới Sáng kiến văn hoá Việt Nam, cổ phục Vạn Thiên Y, nhóm Về làng và các làng nghề của Hà Nội tổ chức các hoạt động văn hóa, trải nghiệm nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương năm 2024, gồm: ra mắt cờ Mặt trời, Tọa đàm “Sáng tạo vật phẩm, sản phẩm mang văn hóa bản địa - động lực cho phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam, trải nghiệm cổ phục Việt Nam.
Đây là những hoạt động nhằm gìn giữ và thúc đẩy tình yêu văn hóa của cộng đồng, cũng như tạo ra một sân chơi trải nghiệm văn hóa sáng tạo. Các hoạt động này có ý nghĩa tôn vinh các biểu tượng văn hoá lâu đời của người Việt, khích lệ thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy văn hoá bằng cách kế thừa và sáng tạo các hoạt động văn hoá đương đại từ chất liệu truyền thống.


Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.
“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.
UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.
Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.
0