Trưng bày hơn 120 tài liệu, hiện vật về Hiệp định Genève

Sáng 15/7, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm “Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Genève (21/7/1954 – 21/7/2024).

Triển lãm giới thiệu hơn 120 hình ảnh, tài liệu, hiện vật về Hiệp định Genève, trong đó có những tài liệu và hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng.

Không gian trưng bày tái hiện quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Genève, qua đó giúp đông đảo các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn tầm vóc và ý nghĩa của hiệp định. 

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam – Mốc son lịch sử của Ngoại giao cách mạng Việt Nam.

Đồng thời cảm nhận trực quan sinh động hơn về ý chí quật cường của dân tộc ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như bản lĩnh và bản sắc độc đáo, đặc sắc của ngoại giao cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Triển lãm giới thiệu hơn 120 hình ảnh, tài liệu, hiện vật về Hiệp định Genève.

Trong diễn văn khai mạc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, với việc Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, “lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các nước, các bên tham dự hội nghị thừa nhận và tôn trọng. Đồng thời, thắng lợi này mở ra cục diện chiến lược mới để Việt Nam tiến tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Triển lãm mở cửa từ 15/7/2024 đến ngày 5/9/2024. Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao cũng giới thiệu cuốn sách ảnh về Hiệp định Genève năm 1954.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời đại Hùng Vương là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc, bởi đây là thời đại mở đầu dựng nước, hình thành nên những giá trị văn hóa nền tảng của quốc gia. Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, chúng ta hãy cùng nhìn lại thời kỳ khởi thủy đầy hào hùng này để hiểu hơn và thêm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lễ tri ân cha mẹ với chủ đề “Bách thiện hiếu vi tiên” vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh đạo hiếu, khơi dậy sự gắn kết trong gia đình.

Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.

Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.

Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.