Trump hoãn áp thuế quan: Hô tiến xa, thoái lui sớm
Ông Trump viện dẫn lý do đã có khoảng 75 quốc gia muốn thương thảo với Mỹ trong khi đó Trung Quốc bị tăng mức thuế quan bảo hộ lên 125% vì "thiếu tôn trọng kinh tế thế giới", trên thực tế Trung Quốc ăn miếng trả miếng Mỹ và không chủ động đề nghị thương thảo với Mỹ.
Đến nay, có rất nhiều đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ chủ đồng đề nghị đàm phán với Mỹ để Mỹ rút lại thuế quan bảo hộ đã áp đặt. Điều này đã giúp ông Trump thoái lui nhanh sau khi hô hào tiến bước xa mà vẫn giữ được thể diện và uy danh. Tuy nhiên, đó không phải là nguyên do chính. Trong vụ việc này, ông Trump buộc phải cài số lùi nhiều hơn là thực sự muốn lùi bước.
Lý do trước hết là ông Trump đã đạt được một trong những mục đích chính đề ra là thúc ép các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ phải chịu đàm phán với Mỹ không những về thuế quan mà còn về việc cấu trúc, định hình lại toàn bộ mối quan hệ hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại của họ với Mỹ để đạt được thoả thuận song phương chứ không phải đa phương. Thuế quan bảo hộ thương mại được ông Trump sử dụng vừa nhằm vào tăng thu nhập cho nhà nước Mỹ vừa là công cụ để ép các đối tác của Mỹ chịu đi vào đàm phán thương mại với Mỹ.
Lý do thứ hai là phản tác dụng và lợi bất cập hại đối với nước Mỹ đã bắt đầu bộc lộ và đã bắt đầu mầm mống rủi ro đối với ông Trump về chính trị và xã hội đối nội, thể hiện ở tâm lý của dân chúng, ở phản ứng của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu nhà nước. Nó đến nhanh và trầm trọng vì ông Trump tấn công thuế quan nhằm đồng thời vào tất cả các đối tác trên thế giới chứ không phải chỉ nhằm vào một vài đối tác như ở thời nhiệm kỳ tổng thống trước.
Thứ ba, ông Trump buộc phải tập trung hàng đầu vào Trung Quốc vì Trung Quốc đáp trả Mỹ ngang bằng, sẵn sàng leo thang đối đầu xung khắc thương mại với Mỹ. Ông Trump phải ngăn chặn việc Trung Quốc phất cờ tập hợp lực lượng cùng đối phó Mỹ. Ông Trump muốn cảnh báo và răn đe các đối tác khác là không được đối phó Mỹ như Trung Quốc.


Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 11/4 tuyên bố, Berlin hiện không thể cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine vì đã cạn vũ khí đánh chặn này.
Ngày 12/4, quân đội Nga đạt bước tiến ở Shevchenko gần Pokrovsk. Trong khi đó, các nhóm tác chiến của Nga ở các mặt trận cũng gây nhiều thiệt hại về người và trang thiết bị cho Ukraine.
Đến tháng 3/2025, các nước NATO đã chuyển cho Ukraine hơn 900 xe tăng, theo cổng thông tin Oryx chuyên theo dõi các đợt chuyển giao vũ khí.
Tập đoàn công nghệ Rostec của Nga đã chuyển giao cho quân đội Nga lô xe BMP-3 mới với lớp giáp bảo vệ được nâng cấp đáng kể.
Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.
Đối mặt với mức thuế quan cao chưa từng có của Mỹ, Trung Quốc không những không tìm cách đàm phán mà còn đáp trả Washington bằng mức thuế tương ứng.
0