Trump chơi bài anh hùng 'già' cứu mỹ nhân 'trẻ' với TikTok
Trước đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết đã có cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Về phía Trung Quốc, họ thông báo sẽ cử Phó Chủ tịch nước sang Mỹ tham dự các nghi lễ nhậm chức Tổng thống của ông Trump.
Trước lễ nhậm chức, ông Trump công khai vận động giải cứu TikTok khỏi bị đẩy ra thị trường Mỹ. Ông Trump cho biết đã trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình về số phận TikTok ở Mỹ và ngỏ ý muốn cho tập đoàn ByeDance thời gian 90 ngày để tìm giải pháp giúp TikTok vẫn được sử dụng ở Mỹ.
Qua đó, có thể thấy số phận tương lai của TikTok trên thị trường Mỹ đã trở thành vấn đề chính trị nan giải và nhạy cảm giữa Mỹ với Trung Quốc, đang trở thành con 'át chủ bài' được ông Trump sử dụng trong xử lý quan hệ hai nước. Đó là lý giải vì sao ông Trump chuyển từ tấn công TikTok sang bảo vệ TikTok. Khi xưa, ông Trump từng kiếm lợi từ việc tấn công TikTok, còn bây giờ, ông trục lợi từ việc bảo vệ TikTok hoặc ít nhất tạo hình ảnh và cảm nhận là muốn bảo vệ TikTok.
Thời gian trước, ông Trump phát động cuộc 'thập tự chinh' nhằm vào TikTok để đẩy TikTok ra khỏi thị trường Mỹ hoặc buộc TikTok phải thuộc về sở hữu của doanh nghiệp Mỹ. Cuộc tấn công vào TikTok này phục vụ cho cuộc xung khắc và đối đầu của ông Trump đối với Trung Quốc. Hiện tại, ông Trump sốt sắng bảo vệ TikTok bởi TikTok đã phục vụ rất đắc lực cuộc vận động tranh cử Tổng thống, đồng thời đóng góp đáng kể vào việc ông Trump trở lại cầm quyền ở nước Mỹ. Nói cách khác, ông Trump đã tận dụng và lợi dụng được TikTok. Ở thời điểm hiện tại, việc giải cứu TikTok, hoặc ít nhất tỏ ra nỗ lực giải cứu TikTok, cũng sẽ tạo hiệu ứng thể hiện thiện chí với Trung Quốc.
Mới đây, ông Trump doạ sẽ gia tăng mức độ quyết liệt trong cuộc xung khắc thương mại với Trung Quốc, nhưng mọi biểu hiện sau đó cho thấy ông nhận thức ra rằng, trước mắt cần và nên hoà dịu, tranh thủ và hợp tác với Trung Quốc. Tuy vậy, ông Trump chuyển sang hoà dịu và thân thiện với Trung Quốc vì có áp thêm thuế quan với Trung Quốc thì rồi cũng sẽ đến lúc phản tác dụng, có thể lợi bất cập hại. Trong khi đó, cần lôi kéo Trung Quốc về cùng phe Mỹ thì mới có thể thúc ép Tổng thống Nga Vladimir Putin chấp nhận đi vào đàm phán về giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine.


Cho đến nay, Iran gần như thất thế trên mọi mặt trận, nhưng nơi họ đang thua nặng nhất chính là trên báo chí truyền thông.
Quân đội Israel thông báo đã hạ sát ông Ali Shadmani - Tham mưu trưởng thời chiến của Bộ Chỉ huy Trung ương Khatam al-Anbiya, thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Giá dầu thế giới đã giảm 1 USD/thùng trong phiên 16/6 sau khi xuất hiện các báo cáo cho rằng Iran đang tìm cách chấm dứt tình trạng thù địch với Israel.
Liên minh châu Âu (EU) đã bác thông tin cho rằng khối này chấp nhận mức thuế toàn cầu 10% do Mỹ đề xuất.
Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ đã không đạt được thỏa thuận thương mại nhằm giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 16/6.
Đại sứ quán một số nước tại Tel Aviv kêu gọi công dân rời khỏi Israel qua các cửa khẩu đường bộ càng sớm càng tốt, trong bối cảnh xung đột Israel-Iran liên tục leo thang.
0