Trump áp thuế đối với thép và nhôm nhằm mục đích gì?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang coi việc áp thuế quan bảo hộ thương mại là công cụ thần diệu phục vụ mục tiêu đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
Ông áp thuế quan đối với Canada và Mexico rồi hoãn thực hiện. Ông làm vậy với Trung Quốc và bị phía Trung Quốc trả đũa ngay lập tức. Trump doạ áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với EU và nhóm Brics nhưng vẫn để đấy. Mới nhất, ông Trump cho biết sẽ áp thuế quan bảo hộ 25% đối với thép và nhôm của tất cả các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đồng thời áp "thuế có đi có lại" đối với tất cả hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tức là hàng hoá của Mỹ bị bên ngoài đánh thuế bao nhiêu thì đánh thuế bấy nhiêu đối với hàng hoá của bên ngoài.
Ông Trump đã bộc lộ lòng mến mộ và sự tin cậy đặc biệt vào việc áp thuế quan bảo hộ thương mại. Ở nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ trước, ông Trump đã áp thuế quan bảo hộ đối với thép và nhôm của Canada, Mexico và Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Hiên tại, ông Trump dùng vũ khí cũ chơi cuộc chơi cũ về bản chất nhưng mới về phạm vi đối tượng người chơi.
Mục đích của ông Trump là bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất thép và nhôm ở Mỹ. Nước Mỹ vốn đã từng có ngành công nghiệp sản xuất thép và nhôm rất phát triển nhưng sa sút nghiêm trọng vì năng suất thấp, sản lượng giảm, chi phí sản xuất cao và công nghệ chậm được hiện đại hoá, lại bị cạnh tranh khốc liệt với các đối tác bên ngoài.
Ông Trump dựng hàng rào thuế quan bảo hộ thương mại để giải cứu ngành công nghiệp này, duy trì công ăn việc làm, tự chủ về cung ứng thép và nhôm phục vụ cho ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ. Ông Trump cho rằng khía cạnh lợi ích an ninh quốc gia đặc biệt nổi bật ở đó đối với nước Mỹ.
Ngoài ra, mục đích của ông Trump là giảm mức độ nhập siêu của Mỹ về thép và nhôm, cũng như tạo công cụ và cách thức gây và gia tăng áp lực với các đối tác của Mỹ để buộc các đối tác này phải nhượng bộ Mỹ trong những vấn đề khác. Áp thuế quan bảo hộ thương mại và "đánh thuế có đi có lại" đã được ông Trump coi là công cụ và vũ khí đắc dụng nhất để đồng hoá "Nước Mỹ trước hết" với "Nước Mỹ trên hết".
Thuế quan bảo hộ thương mại như ngọn lửa rơm vậy, dễ cháy và chóng cháy to nhưng lửa lụi tàn nhanh.
Các đối tác của Mỹ sẽ trả đũa Mỹ và sẽ tìm kiếm thị trường khác khiến Mỹ sớm gặp khó khăn cả về sản xuất ở trong nước lẫn xuất khẩu, giá cả và thất nghiệp sẽ tăng ở Mỹ.
Nước Mỹ của ông Trump không đủ mạnh và uy để gò ép được cả thế giới nghe theo hiệu lệnh của Mỹ. Bản thân ông Trump hay quyết định theo ngẫu hứng và thường dễ thay đổi. Do đó, chuyện này tuy đã được ông Trump quyết vậy nhưng chắc sẽ không được như ông Trump mong muốn.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0