Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Trung Đông?

Chỉ còn vài ngày nữa Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức. Các quốc gia Trung Đông đã chuẩn bị gì khi nhà lãnh đạo này trở lại Nhà Trắng?

Các quốc gia trên thế giới hiện đang gấp rút chuẩn bị để ứng phó với những thay đổi của chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khi chỉ còn vài ngày nữa chính trị gia 78 tuổi sẽ chính thức nhậm chức.

Nhiều lãnh đạo ở khu vực Trung Đông, những người đã từng làm việc với ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên, hy vọng có thể tiếp tục duy trì sự hợp tác để đạt được các mục tiêu chung trong bốn năm tới. Việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Mỹ là rất quan trọng đối với các quốc gia này, vì họ đã quen với sự linh hoạt và các quyết định chính sách khó lường mà ông Trump và đội ngũ của ông đã thực hiện. Tuy nhiên, một số quốc gia cũng có thể sẽ tận dụng sự thay đổi này như một cơ hội để thúc đẩy những thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ, qua đó bảo vệ lợi ích chiến lược của riêng họ trong bối cảnh khu vực đang có những biến động mạnh mẽ.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Quan hệ quốc tế

Các lãnh đạo Trung Đông nhớ về nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, khi ông tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ cá nhân và luôn sẵn sàng điều chỉnh chính sách một cách nhanh chóng. Chính sách này đã dẫn đến những thỏa thuận quan trọng như Thỏa thuận Abraham Accords, mở ra quan hệ hòa bình giữa Israel, UAE và Bahrain. Tuy nhiên, cũng không thiếu rủi ro, điển hình là sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn tại khu vực.

Giờ đây, các quốc gia trong khu vực đang theo dõi sát sao để xem chính sách của ông Trump sẽ thay đổi như thế nào khi ông quay lại nắm quyền.

Quan hệ với Israel

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nhấn mạnh rằng một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền mới sẽ là kết thúc cuộc chiến ở Gaza. Ông đã cảnh báo Hamas phải thả các con tin, nếu không sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng.

Israel coi chính quyền của ông Trump là một đối tác mạnh mẽ và tin rằng Tel Aviv sẽ không còn phải đối mặt với các chỉ trích về cách giải quyết cuộc xung đột. Điều này có thể tạo thêm sự linh hoạt cho Israel trong việc đối phó với các mối đe dọa từ Hezbollah ở Liban hay các nhóm vũ trang tại Bờ Tây.

Dưới chính quyền Trump 2.0, Israel có thể sẽ cảm thấy tự do hơn trong việc đối phó với các mối đe dọa ở Bờ Tây, nhưng điều này có thể gây căng thẳng với Tổ chức Giải phóng Palestine (PA), vốn được Mỹ hỗ trợ trong nhiều năm qua.

Trump 2.0 sẽ tấn công Iran hay đạt được thỏa thuận?

Theo chuyên trang Foreign Policy của Mỹ, chính quyền Trump 2.0 sẽ đối mặt với một môi trường khu vực thay đổi, điều này có thể khiến việc đàm phán với Iran trở nên hấp dẫn hơn là một loạt các biện pháp trừng phạt mới.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10 năm ngoái, ông Trump từng tuyên bố: “Tôi muốn thấy Iran thực sự phát triển và thịnh vượng, nhưng với điều kiện là họ không được sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Ông Jonathan Panikoff, Giám đốc Sáng kiến ​​An ninh Trung Đông Scowcroft tại Hội đồng Đại Tây Dương và là cựu phó sĩ quan tình báo quốc gia Mỹ, cho rằng điều này có thể báo hiệu ba khả năng: một thỏa thuận toàn diện với Iran về tất cả các vấn đề (chương trình hạt nhân, lực lượng ủy nhiệm và chương trình tên lửa), một thỏa thuận hẹp chỉ liên quan đến chương trình hạt nhân, hoặc một cuộc tấn công quân sự để loại bỏ chương trình này.

Vậy điều này có ý nghĩa chiến lược như thế nào? Mặc dù các quan chức trong chính quyền Tổng thống đắc cử Trump không hoàn toàn đồng thuận về cách tiếp cận với Iran, nhưng động lực chính sách của ông vẫn bị chi phối bởi hai yếu tố đối nghịch: một mặt là mong muốn đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran, mặt khác là sự tác động từ lý do cá nhân - Iran được cho là đã từng cố gắng ám sát ông Trump. Cho dù ông Trump cuối cùng có quyết định đàm phán hay không, thì những người theo đường lối cứng rắn trong chính quyền của ông sẽ để tâm đến điều đó.

Con đường ông Trump chọn, đám phán hay đáp trả, sẽ định hình chính sách của Mỹ tại Trung Đông. Cả hai lựa chọn này đều yêu cầu ông Trump tăng cường áp lực thực tế lên Iran, bao gồm việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới, thực thi nghiêm ngặt các biện pháp trừng phạt hiện tại, loại Iran khỏi các cơ quan Liên hợp quốc và tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung với Israel. Ngoài ra, Trump cũng có thể hợp tác với các đồng minh châu Âu để áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt, đồng thời nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết để ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân.

Các quốc gia khác trong khu vực

Các lãnh đạo khác như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Ai Cập Fatah al-Sisi đã từng hợp tác tốt với Tổng thống đắc cử Mỹ Trump trong nhiệm kỳ đầu. Tuy nhiên, họ cũng từng tận dụng các chính sách của ông Trump để mở rộng ảnh hưởng, chẳng hạn như sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya và sự tham gia của Ai Cập trong các vấn đề ở Libya.

Cả Tổng thống Erdogan và Tổng thống al-Sisi đều sẽ theo dõi chặt chẽ xem liệu ông Trump có tiếp tục duy trì chính sách mạnh mẽ trong khu vực hay không.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump cùng Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi, ngày 21/5/2017, dự lễ khánh thành Trung tâm Toàn cầu chống lại chủ nghĩa cực đoan. Ảnh: Nhà Trắng

Tại Iraq, nếu chính quyền Trump sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt đối với Iran, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến Iraq do mối quan hệ gần gũi giữa hai nước. Các lực lượng Mỹ vẫn đóng quân tại Iraq, đặc biệt là ở khu vực tự trị Kurdistan, nơi kỳ vọng vào sự hỗ trợ từ Mỹ.

Trung Đông và những thử thách mới

Jordan đã chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính quyền Trump ngay từ đầu. Trong năm 2025, Jordan sẽ phải đối mặt với một tình hình không chắc chắn sau khi chính phủ mới ở Syria lên nắm quyền.

Jordan tiếp tục tiếp nhận số lượng lớn người tị nạn Syria và vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với các nhóm nổi dậy Syria. Jordan mong muốn Mỹ hỗ trợ các đồng minh của mình ở miền Nam Syria và sẽ kỳ vọng một sự hợp tác mạnh mẽ từ phía Washington.

Hậu quả của các cuộc không kích ở ngoại ô thủ đô Beirut, Liban. Ảnh: UNICEF

Tại Liban và Syria, các lãnh đạo mới cũng đang chờ đợi phản hồi từ chính quyền Trump 2.0. Ở Syria, các nhà lãnh đạo mới muốn khẳng định mình là đối tác tiềm năng của Mỹ, nhưng điều này không dễ dàng vì Mỹ vẫn đang hỗ trợ các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một liên minh đối lập chủ yếu do người Kurd lãnh đạo.

Các Lực lượng Dân chủ Syria sẽ hy vọng Trump tiếp tục hỗ trợ họ trong cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.  Tại Liban, tân Tổng thống Joseph Aoun đang cố gắng xây dựng hình ảnh một người bạn của phương Tây, sẵn sàng tước vũ khí từ lực lượng Hezbollah thân Iran. Tuy nhiên, điều này có thể không dễ dàng thực hiện vì chính phủ Liban đã không thành công trong việc làm điều đó trong quá khứ.

Khu vực Vùng Vịnh

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống đắc cử Trump, đã xảy ra khủng hoảng tại khu vực Vùng Vịnh khi Saudi Arabia, UAE và Bahrain cắt đứt quan hệ với Qatar. Tuy nhiên, các quốc gia này đã rút ra bài học từ sự kiện đó và có thể sẽ tìm cách tiếp cận khác trong tương lai.

UAE và Bahrain đã ký thỏa thuận hòa bình với Israel nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền Trump. Hai nước này có thể muốn mở rộng thỏa thuận, nhưng Saudi Arabia có thể yêu cầu một điều kiện lớn hơn để đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel. Đây là kiểu đàm phán mà ông Trump đã thực hiện trong quá khứ và các quốc gia trong khu vực sẽ chờ đợi xem liệu có sự thay đổi nào trong chính sách của chính quyền mới hay không.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Hoàng Thái tử Saudi Arabia Momahmad Bin Salman tại Nhà Trắng tháng 3/2017. Ảnh: Anadolu

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, nổi tiếng với tính cách khó lường, đã thực hiện nhiều động thái gây chú ý ở khu vực Trung Đông trong nhiệm kỳ đầu tiên, bao gồm việc đưa Israel và các quốc gia Ả Rập lại gần nhau qua các thỏa thuận hòa bình và quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân JCPOA với Iran.

Khi ông chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ thứ hai, không ai có thể dự đoán chính xác những gì nhà lãnh đạo này sẽ làm với Iran, nhất là khi căng thẳng giữa Iran và Israel đã đạt đến mức cao nhất từ trước đến nay.

Liệu ông Trump sẽ tiếp tục ủng hộ Israel trong việc tấn công Iran? Hay ông sẽ là người làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình khác giữa Iran và Israel, giống như Thỏa thuận Abraham? Điều này chỉ có thể đợi thời gian trả lời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính quyền Thủ đô Bangkok của Thái Lan ước tính sẽ phải mất 1-2 tháng để hoàn tất quá trình dọn dẹp đống đổ nát tại công trường xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước - nơi bị sập hôm 28/3 do động đất.

Quân đội Nga đã kiểm soát 8 khu định cư ở khu vực Donetsk và vùng Zaporozhye trong tuần 29/3-4/4 trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Các tàu của hải quân Nga và Ấn Độ đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong cuộc tập trận chung mang tên Indra Navy 2025 tại Vịnh Bengal, miền Nam Ấn Độ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đang nỗ lực để tìm kiếm ba nạn nhân cuối cùng tại khách sạn Jade City ở thủ đô Naypyidaw, Myanmar.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un vừa có chuyến thăm căn cứ huấn luyện quân sự của các đơn vị tác chiến đặc biệt thuộc Quân đội Nhân dân Triều Tiên.

Tờ The Hill ngày 4/4 dẫn nguồn thạo tin cho biết, Trung Quốc đã dừng việc hoàn tất thỏa thuận bán TikTok cho tới khi Washington và Bắc Kinh đàm phán lại về thuế quan.