Trở thành người học thành công, dễ hay khó?
Rất nhiều việc học dở dang, những lần thi cử thất bại liên tiếp khiến chuyện học vốn đã gian nan lại càng nan giải hơn gấp bội. Cô thường tự hỏi mình: Trở thành nguời học thành công, dễ hay khó?
Tôi luôn có niềm tin vô hạn vào một thế giới tự do khác ngoài cuộc đời chật hẹp mình đang sống. Bằng cách này hay cách khác, việc viết lách nhằm đem đến cho bản thân những cuộc vượt thoát tinh thần đầy lạ lẫm. Chưa bao giờ tôi thèm khát được sống với nhiều bản thể khác biệt, trải nghiệm nhiều xúc cảm đa sắc màu như khi ngồi trước laptop gõ lạch cạch từng con chữ lên màn hình.
Sực nhớ khoảng thời gian học cấp ba, đều đặn hằng tuần, tôi lại len lỏi quanh khu căn - tin, bước dọc theo khu vườn xanh mát, để tìm đường vào thư viện trường. Ngôi trường lúc bấy giờ có một phòng đọc sách nhỏ. Thời điểm ấy, nơi này với tôi là một điều kỳ diệu. Thói quen mê đọc khiến tôi chưa bao giờ là một học sinh xuất sắc. Nhưng bù lại, những trang sách ngày ấy đã mở ra cho tôi biết bao giấc mơ rạng rỡ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất yêu khoảng thời gian tươi đẹp ấy. Có cảm giác một phần đời của chính tôi, mãi mãi vẫn còn ở đó, sau cánh cổng trường xanh biếc màu trời, nơi khu vườn yên tĩnh phảng phất mùi sách vở.
Khi đã trưởng thành, theo học nghề văn, ngày ngày đắm chìm trong sách vở, vẫn chẳng thể khiến tôi quên đi cuộc đời bộn bề trước mắt. Những tháng ngày lấy văn chương làm thói quen chuyên chú, lạ kỳ thay, đã trao tặng cho tôi biết bao niềm vui thầm lặng. Sách vở cản ngăn tôi chạy theo những cám dỗ rất thời thế bên ngoài, dạy bản thân biết yêu cuộc đời vốn dĩ rất bình lặng của chính mình. Tôi học cách chấp nhận sự khác biệt, can đảm trước mọi đổi thay, và hơn hết là yêu thương chính mình, kể cả khi cô đơn túng quẫn nhất.
Mặc dù đi học nhiều khi rất mỏi mệt nhưng tôi vẫn yêu trường học. Cho đến tận bây giờ, cảm giác ngồi trong lớp học với sách vở thơm tho và những lời giảng của thầy cô vẫn là điều thu hút lớn nhất với bản thân tôi. Mà chắc cũng do đó nên tôi chọn nghề giáo để thoả niềm đam mê của bản thân. Sau ba năm nhập học ngành Ngữ văn, tôi ra trường bắt đầu hành trình trở thành một giáo viên.
21 tuổi lúc vừa ra trường, đi làm được một vài tuần ở một trường cấp hai, tôi viết đơn xin nghỉ việc vì không quen với áp lực công việc lẫn những quy chế nghiêm khắc lúc bấy giờ của ngành giáo dục. Bỏ mặc cú sốc đầu đời, tôi tiếp tục học liên thông lên đại học. 22 tuổi, tôi đến một ngôi trường khác, bắt đầu công việc giảng dạy. Những ngày mới vào trường, vất vả với bao thị phi, áp lực đến từ nhiều phía, tôi vẫn quyết tâm nuôi giấc mơ thi cao học.
Tháng 8 năm 2012, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nộp đơn thi vào ngành Văn học nước ngoài của Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, nên chẳng quan tâm đến tỷ lệ chọi cùng những lời đe dọa, cảnh tỉnh về độ khó của kỳ thi. Tôi ôn thi với tâm thế rất bình thản. Sau buổi thi Ngoại ngữ cuối, tình cờ hàn huyên với cậu bạn học chung đại học, mới giật nảy người về sự lơ ngơ, không quan tâm thế sự của bản thân. Tôi ra về thì trời đổ mưa tầm tã. Cơn mưa chiều hôm ấy vừa lạnh lại vừa dai dẳng, hệt như tâm trạng lo lắng bất an của tôi khi ấy.
Nhưng có lẽ, do sự bình thản ấy, may mắn thay, tôi lại đỗ. Buổi chiều hôm lên mạng nhận được kết quả trúng tuyển, tôi đã hạnh phúc tột cùng. Giấc mơ được trở thành học viên cao học ấp ủ bao năm nay đã thành sự thật. Những ngày ôn thi tầm tã trong mưa, những buổi tối lạnh lẽo một mình đi trong sân trường, những lời tự động viên bản thân vào khoảnh khắc ấy tuôn trào trong tâm trí tôi.
Suốt hai năm dài ở cao học khiến tôi thức tỉnh được nhiều điều. Đã có những thời điểm, cảm giác tự ti khi đến lớp, ám ảnh vì những lổ hổng kiến thức khiến tôi ủ ê, chán nản. Nhưng trên tất cả, khoảng thời gian được trui rèn trong môi trường học thuật, tiếp xúc với vô số giảng viên học thức uyên thâm, đã tác động mạnh mẽ vào con người nhút nhát, tự ti như tôi. Tôi nhớ một câu nói rất hay của anh bạn thân khoa Tâm lý: Hãy tự tin khi vào lớp, vì bạn thấy đó lầu 7 (địa điểm để học cao học) là nơi dành cho những người xứng đáng, không một ai thiếu năng lực mà lại có thể ung dung bước vào đây.
Lời an ủi ấy đã trở thành động lực giúp tôi vượt qua chặng đường gian nan. Ngày tốt nghiệp, đứng giữa các bạn cùng khoá tươi cười rạng rỡ mà tôi cứ ngỡ như một giấc mơ. Cánh cửa vào trường đại học xa xôi tưởng chừng đã đóng sập trước mắt cô bé con tuổi đôi mươi nay lại mở rộng hân hoan giữa tiếng vỗ tay tưng bừng và bao gương mặt rạng rỡ. Thế là cuối cùng tôi cũng tốt nghiệp Thạc sĩ.
Vài tháng sau ngày bảo vệ, tôi quyết tâm thi nghiên cứu sinh. Lần đầu tiên, thi nghiên cứu sinh với tính chất thử sức, tôi rớt ngay khi bảo vệ xong. Buồn tủi một chút nhưng tôi vẫn mím môi thi tiếp đợt hai ở năm sau. Năm 2016, trượt nghiên cứu sinh tiếp tục khiến tôi gần như tuyệt vọng. Tôi đành ngậm ngùi chia tay giảng viên hướng dẫn cũ. Cuối tháng 9, tôi tìm thấy một tia hy vọng mới cho chặng đường nỗ lực của mình. Suốt cả nửa năm 2016, chuyển giao sang 2017, tâm trí tôi trở nên điềm tĩnh nhẹ nhàng hơn. Tôi ý thức được giá trị của sự kiên trì nhẫn nại.
Năm 2017, tôi thi nghiên cứu sinh lần thứ tư. Với tôi, đó là khoảng thời gian khó quên. Một tuần quay cuồng chuẩn bị. Đêm trước ngày thi, đầu óc quay mòng mòng, tâm trạng lo lắng, chỉ mong buổi sáng đến thật nhanh. Buổi sáng đáng quan ngại ấy, cuối cùng tôi đã vượt qua. Khoảnh khắc rời khỏi phòng thi, kỳ lạ thay, chẳng khiến tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Có lẽ, do ý thức về những việc sắp diễn ra còn gian nan hơn gấp bội luôn quẩn quanh tâm trí mình. Tôi khi ấy nhận ra rằng, sau bao nhiêu gian khó, dù bầu trời trên đầu có quang đãng hửng nắng hay mưa giông rả rích, bản thân vẫn phải thản nhiên chấp nhận. Ở đời điều quan trọng nhất là bạn có muốn dốc sức, nỗ lực cho một bước tiến nào hay không, những thứ còn lại đều không quan trọng.
Chính vì vậy, trong khi hầu hết mọi người đều bất ngờ khi biết tôi quyết định học lên nghiên cứu sinh, tôi là người duy nhất không ngạc nhiên chút nào. Vào ngày tốt nghiệp đại học, các bạn trêu nhau quên hết việc học, tôi lại cho rằng mình còn quá nhiều thứ để học. Hoặc như ngày đi nhận bằng Thạc sĩ, các bạn thật sự vui mừng với suy nghĩ chúc mừng sự học đến đây là hết, tôi lại cảm thấy hầu như chưa học được gì. Cho đến bây giờ, khi đã đến năm thứ 5 nghiên cứu sinh, tôi cảm thấy bản thân kém cỏi vô cùng.
Quả như câu nói, “The more I know, the more I know I know nothing” - Càng biết nhiều thì lại càng biết là mình chẳng biết gì. Khi bình tĩnh ngồi ngẫm lại cả quá trình đi học đã qua, bản thân chợt hiểu ra rằng điểm số và thứ hạng trên lớp thực chất chẳng hề nói lên một điều gì. Sẽ chẳng một người nào biết được bạn có thể đi xa đến đâu, trừ bản thân chúng ta. Vì vậy, với những ai cảm thấy chưa hài lòng về sự học của mình, bạn hãy nhớ rằng điểm cao không phải là đích đến, đại học cũng không phải là đích đến, cao học càng không, và nghiên cứu sinh cũng không nốt - một khi bạn có thể học không phải vì một đích đến nào nhất định, bạn mới thực sự học. Và khi đó, chúng ta mới thực sự trở thành những người học thành công.
Tuyết Như


Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành miền Nam; Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 từ 21/4; Mỹ và Philippines tiến hành cuộc tập trận chung Balikatan 2025;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.
Quốc hội cho ý kiến Quỹ phát triển nhà ở quốc gia; Lập quỹ nhà ở cần lo đủ nguồn vốn; Kinh nghiệm quốc tế thành lập quỹ nhà ở quốc gia;... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin Nhà đất và Đầu tư hôm nay.
Tuyến đường hiện đại Hoàng Sa - Trường Sa; Đường phố sạch đẹp chào mừng ngày lễ lớn; Những bốt điện sạch đẹp lại bị bôi bẩn... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, chuyện tình giữa Thánh Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung, một trong những thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn hóa dân gian, sẽ chính thức được đưa lên màn ảnh rộng qua bộ phim điện ảnh “Huyền tình Dạ Trạch”; dự kiến hoàn thành và công chiếu vào tháng 12/2025.
Doanh thu công ty Thép tấm lá Thống Nhất giảm mạnh; Chứng khoán châu Á biến động do thuế quan; VNDirect giảm gần 40% lợi nhuận;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Bắt đầu từ chiều 21/4, những cơn mưa dông nhiệt xuất hiện ở vài nơi, nền nhiệt Hà Nội giảm xuống còn 25-27 độ. Độ ẩm trung bình phổ biến 74-84%.
0