Trình Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP

Sáng 8/6, Quốc hội tiếp tục làm việc tập trung tại hội trường, nghe và thảo luận về đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) của Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ailen.

Nội dung tờ trình nêu rõ: Vương quốc Anh đã chính thức gửi đơn gia nhập CPTPP. Trên cơ sở đó, quá trình đàm phán gia nhập giữa Vương quốc Anh với các nước CPTPP đã được tiến hành. Việt Nam đã đạt được mục tiêu trong việc yêu cầu Vương quốc Anh có cam kết mở cửa thị trường ở mức cao để bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn của Hiệp định.

Chính phủ đề xuất phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV để Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư.

Trải qua nhiều cuộc họp các cấp, ngày 31/3/2023, các nước thành viên CPTPP và Vương quốc Anh thông qua tuyên bố kết thúc đàm phán gia nhập CPTPP. Ngày 16/6/2023, được sự ủy quyền của Chính phủ, trong khuôn khổ Phiên họp Hội đồng CPTPP cấp Bộ trưởng lần thứ 7 tại New Zealand,

Bộ trưởng Bộ Công Thương cùng Bộ trưởng các nước CPTPP và Vương quốc Anh đã ký Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh, đưa nước này thành thành viên ký kết thứ 12 của Hiệp định. Căn cứ khoản 3, Điều 54 Luật Điều ước quốc tế 2016, Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh cần phải được trình Quốc hội phê chuẩn.

Chính phủ đề xuất phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV để Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư. Việc sớm phê chuẩn và thực thi các cam kết trong Nghị định thư sẽ giúp hiện thực hóa những cơ hội tiếp cận thị trường Vương quốc Anh cho hàng hóa Việt Nam.

Từ đó, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ thương mại - đầu tư song phương giữa hai nước; nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trong việc tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế trên bình diện quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức theo nghi thức Quốc tang diễn ra từ ngày 24 đến 25/5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đổi mới căn bản tư duy từ thụ động, tập trung vào “không quản lý được thì cấm” sang tư duy “chủ động, linh hoạt để kiến tạo phát triển và phục vụ nhân dân, doanh nghiệp”.

Vòng đàm phán lần thứ hai về Hiệp định song phương về Thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã kết thúc vào hôm nay (22/5), sau bốn ngày làm việc tại Washington D.C.

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về hiệu quả của hoạt động thanh tra theo kế hoạch, tại phiên thảo luận sáng 22/5 về Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi.

Chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, thời hạn thanh tra kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp là những vấn đề nổi bật được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra khi thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) sáng 22/5.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đã nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát tình trạng trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra khi đóng góp ý kiến cho dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).