Triều Tiên triển khai quân đội gần biên giới Hàn Quốc
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố các bức ảnh thu được từ camera ở Khu phi quân sự (DMZ), cho thấy các binh sĩ có vũ trang của Triều Tiên đang khôi phục các trạm gác bị hư hại ở một số địa điểm.

Cũng trong ngày 27/11, Triều Tiên cảnh báo rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện các quyền chủ quyền của mình, bao gồm cả việc phóng vệ tinh. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) trích dẫn lời Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định việc phóng vệ tinh trinh sát vào tuần trước được thúc đẩy bởi sự cần thiết phải giám sát Mỹ và các đồng minh của Washington.
“Đó là một cách hợp pháp và công bằng để thực hiện quyền tự vệ, cũng như nhằm đối phó và giám sát chính xác hành động quân sự của Mỹ và các nước đồng minh”, theo KCNA.
Hôm 21-11, Triều Tiên tuyên bố đã phóng thành công loại tên lửa đẩy mới có tên là Chollima-1, mang theo vệ tinh trinh sát Malligyong-1. Vụ phóng đã khiến Hàn Quốc đình chỉ một điều khoản quan trọng trong thỏa thuận quân sự liên Triều năm 2018 và nối lại hoạt động giám sát trên không gần biên giới. Ngược lại, Triều Tiên tuyên bố không còn bị ràng buộc bởi thỏa thuận và sẽ triển khai vũ khí ở biên giới với Hàn Quốc.
Triều Tiên có khoảng 160 trạm gác dọc DMZ và Hàn Quốc có 60 trạm. Mỗi bên đã phá hủy 11 trạm trong số này sau khi thỏa thuận quân sự được ký kết năm 2018 nhằm giảm căng thẳng leo thang và ngăn chặn các cuộc đụng độ quân sự.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, theo quan sát, kể từ ngày 24/11, binh sĩ Triều Tiên đã mang vũ khí hạng nặng vào khu DMZ và khôi phục một số trạm gác mà hai nước đã phá bỏ theo thỏa thuận. Họ cũng đang bố trí các thiết bị được cho là súng trường không giật - một loại vũ khí chống phương tiện di động hoặc pháo hạng nhẹ - tại một khu công sự.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo nước này sẽ duy trì trạng thái sẵn sàng và giám sát mọi động thái của Triều Tiên ở khu vực biên giới.
(Theo Reuters)


Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.
Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.
Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ dừng lại ở các mặt hàng tiêu dùng, công nghệ hay kim loại chiến lược, mà còn lan sang lĩnh vực hàng không vũ trụ - một trong những ngành công nghiệp có tính biểu tượng và giá trị kinh tế lớn nhất.
Chính phủ Ukraine vừa quyết định triển khai một chính sách mới để thu hút thêm sự tham gia của các tình nguyện viên quốc tế và binh sĩ nước ngoài.
0