Triều tiên sửa đổi hiến pháp, thực hiện chính sách hạt nhân

Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết, Quốc hội nước này đã thông qua sửa đổi hiến pháp để xây dựng và củng cố chính sách về hạt nhân, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un cam kết đẩy nhanh việc sản xuất vũ khí hạt nhân để ngăn chặn điều mà ông gọi là hành động khiêu khích từ bên ngoài.

KCNA cho biết, sau hai ngày họp, Quốc hội Triều Tiên đã nhất trí thông qua sửa đổi hiến pháp, để cho phép Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân cấp độ cao nhằm đảm bảo" "quyền tồn tại" và "ngăn chặn chiến tranh". Phát biểu trước quốc hội, nhà lãnh đạo Kim Châng Ưn khẳng định, chính sách xây dựng lực lượng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đã trở thành vĩnh viễn như một luật cơ bản của nhà nước, không ai được phép coi thường. Ông kêu gọi "tăng cường sản xuất vũ khí hạt nhân theo cấp số nhân và đa dạng hóa các phương tiện tấn công hạt nhân cũng như triển khai chúng ở các lực lượng khác nhau". Hiến pháp Triều Tiên được sửa đổi sau 1 năm Bình Nhưỡng chính thức hóa quyền tấn công hạt nhân phủ đầu để tự vệ, một bước đi mà ông nhà lãnh đạo Triều Tiên nói rằng sẽ giúp địa vị hạt nhân của nước này trở nên "không thể đảo ngược".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.

Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.

Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.