Triều Tiên sẽ sản xuất hàng loạt drone tự sát

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt máy bay không người lái (drone) tự sát, sau khi ông giám sát một cuộc thử nghiệm loại vũ khí này hôm 14/11, KCNA đưa tin.

Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, ông Kim Jong-un và nhiều quan chức khác đã tham dự buổi thử nghiệm drone tự sát do một viện trực thuộc Tổ hợp Công nghệ máy bay không người lái và các doanh nghiệp sản xuất.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin, các loại máy bay không người lái khác nhau đã bắn trúng mục tiêu một cách chính xác" trong cuộc thử nghiệm. Chúng có thể được sử dụng trong các phạm vi tấn công khác nhau và được thiết kế để tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào của kẻ thù trên mặt đất và trên biển.

Ông Kim Jong-un giám sát cuộc thử nghiệm phóng drone tự sát tại một địa điểm bí mật ở Triều Tiên hôm 14/11/2024. Hình ảnh các thiết bị đã được làm mờ. Ảnh KCNA

Ông Kim Jong-un cho biết, việc sử dụng máy bay không người lái trong các hoạt động quân sự đang được mở rộng trên khắp thế giới và các nhà chức trách đang công nhận rằng, “máy bay không người lái đang đạt được những thành công rõ ràng trong các cuộc xung đột lớn và nhỏ", truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin.

Với giá thành sản xuất rẻ và thường được triển khai theo nhóm đông, máy bay không người lái khó bị bắn hạ. Máy bay không người lái như Shahed 136 do Iran sản xuất đã làm thay đổi các cuộc chiến hiện đại, mang lại lợi thế bất đối xứng khi triển khai để chống lại các đối thủ vượt trội về mặt kỹ thuật.

Buổi thử nghiệm phóng drone tự sát tại Triều Tiên hôm 14/11/2024. Ảnh KCNA

Ông Kim Jong-un nhấn mạnh nhu cầu xây dựng một hệ thống sản xuất hàng loạt càng sớm càng tốt và đưa vào sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn”, đồng thời nói thêm rằng, "sự thay đổi khách quan như vậy đòi hỏi phải cập nhật khẩn cấp nhiều lý thuyết quân sự".

Lệnh của ông Kim Jong-un được đưa ra khi phương Tây ngày càng lo ngại về sự hợp tác quân sự giữa Triều Tiên với Nga.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã được điều đến Nga và đã bắt đầu tham gia vào các hoạt động chiến đấu cùng với lực lượng Nga ở khu vực Kursk.

Theo đánh giá của quan chức quốc phòng Hàn Quốc, quân đội Triều Tiên điều động đến Nga được cho là chưa được đào tạo phù hợp cho chiến tranh máy bay không người lái. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tháng trước đã bày tỏ lo ngại rằng, Bình Nhưỡng rất có thể sẽ yêu cầu Moscow cung cấp công nghệ tiên tiến liên quan đến vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc triển khai quân đội tới Ukraine.

Cuộc thử nghiệm máy bay không người lái hôm 14/11 diễn ra sau khi Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước phòng thủ chung với Nga vào hôm 13/11, trong đó hai nước cam kết sử dụng mọi phương tiện có sẵn để cung cấp hỗ trợ quân sự ngay lập tức trong trường hợp nước kia bị tấn công.

Động thái này củng cố sự liên kết ngày càng sâu sắc của hai nước trước sự cô lập của quốc tế đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine và chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Hiệp ước phòng thủ đã được ông Kim và ông Putin ký kết vào tháng 6 trong chuyến thăm cấp nhà nước hiếm hoi của nhà lãnh đạo Nga tới Bình Nhưỡng.

Trước đó, ông Kim đã giám sát cuộc thử nghiệm máy bay không người lái tự sát vào tháng 8, khi ông nhấn mạnh nhu cầu trang bị cho quân đội Triều Tiên càng sớm càng tốt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.

Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.