Triều Tiên phóng ICBM với mục đích gì?
Theo truyền thông nhà nước Triều Tiên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã quan sát vụ phóng và gọi đây là "hành động quân sự phù hợp" để thể hiện quyết tâm của Triều Tiên trong việc đáp trả các động thái nhằm đe dọa đến sự an toàn của Triều Tiên.
Ông Kim cho biết, "những cuộc diễn tập quân sự " nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực hạt nhân Triều Tiên. Ông còn khẳng định Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân của mình.
Triều Tiên kiên quyết lập luận rằng việc tăng cường năng lực hạt nhân là lựa chọn duy nhất để đối phó với việc mở rộng huấn luyện quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc. Mặc dù Washington và Seoul đã nhiều lần tuyên bố họ không có ý định tấn công Triều Tiên. Các chuyên gia cho biết, Triều Tiên sử dụng các cuộc tập trận của đối phương như một cái cớ để mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình nhằm giành được sự nhượng bộ khi ngoại giao được nối lại.
Tuyên bố của Triều Tiên được đưa ra vài giờ sau khi các nước láng giềng cho biết, họ đã phát hiện vụ thử ICBM đầu tiên của Triều Tiên kể từ tháng 12/2023 và lên án đây là hành động khiêu khích làm suy yếu hòa bình quốc tế.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết Triều Tiên có thể đã thử một tên lửa đạn đạo tầm xa nhiên liệu rắn mới với góc bắn cao. Tên lửa có nhiên liệu rắn tích hợp, dễ di chuyển, ẩn náu tốt hơn và có thể phóng nhanh hơn vũ khí nhiên liệu lỏng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani nói với các phóng viên rằng thời gian bay của tên lửa là 86 phút và độ cao tối đa hơn 7.000 km (4.350 dặm) đã vượt quá dữ liệu tương ứng từ các cuộc thử tên lửa trước đây của Triều Tiên.
Việc một tên lửa bay cao hơn và trong thời gian dài hơn trước đây có nghĩa là lực đẩy của động cơ đã được cải thiện. Các chuyên gia cho biết, các cuộc thử nghiệm ICBM trước đây của Triều Tiên đã chứng minh rằng về mặt lý thuyết, chúng có thể vươn được tới lãnh thổ nước Mỹ, vụ phóng mới nhất có thể liên quan đến nỗ lực kiểm tra xem tên lửa có thể mang đầu đạn lớn hơn hay không.
Ông Jung Chang Wook, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Diễn đàn Nghiên cứu Quốc phòng Hàn Quốc tại Seoul cho biết có thể nói tên lửa trong vụ phóng hôm thứ Năm (31/10) có thể mang đầu đạn lớn nhất và có sức hủy diệt nhất của Triều Tiên. Ông cho biết, vụ phóng này cũng có khả năng được thiết kế để thử nghiệm các khía cạnh công nghệ khác mà Triều Tiên cần nắm vững để thúc đẩy hơn nữa chương trình ICBM của mình.
Triều Tiên đã có những bước tiến trong công nghệ tên lửa những năm gần đây. Nhưng nhiều chuyên gia nước ngoài tin rằng Triều Tiên vẫn chưa có được tên lửa hạt nhân có thể tấn công lại Mỹ. Họ nói rằng Triều Tiên có khả năng chỉ sở hữu tên lửa tầm ngắn, phạm vi có thể tấn công hạt nhân là trên toàn bộ Hàn Quốc.
Hiện có lo ngại rằng Triều Tiên tìm kiếm sự giúp đỡ của Nga để hoàn thiện tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bằng việc Triều Tiên điều động hàng nghìn quân lính để hỗ trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 30/10 cho biết quân đội Triều Tiên mặc quân phục Nga và mang theo thiết bị của Nga đang tiến về phía Ukraine, trong những gì ông gọi là diễn biến nguy hiểm và gây bất ổn.
Ông Jung Chang Wook cho biết, ông suy đoán các chuyên gia Nga có thể đã đưa ra lời khuyên về công nghệ liên quan đến vụ phóng tên lửa kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Triều Tiên để gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 6.
Trong khi đó, ông Lee Choon Geun, nghiên cứu viên danh dự tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, nhận định kết quả ban đầu của vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ngày 31/10 cho thấy, Nga có thể đã cung cấp một thành phần nhiên liệu chính có thể tăng lực đẩy của động cơ tên lửa. Ông cho biết lực đẩy cao hơn cho phép tên lửa mang tải trọng lớn hơn, bay ổn định hơn và bắn trúng mục tiêu chính xác hơn.
Ông Kwon Yong Soo, giáo sư danh dự tại Đại học Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên có thể đã thử nghiệm một hệ thống đầu đạn đa năng cho ICBM hiện có. "Không có lý do gì để Triều Tiên phát triển một ICBM mới khác khi họ đã có một số hệ thống có tầm bắn lên tới 10.000 - 15.000 km có thể vươn tới bất kỳ vị trí nào trên Trái Đất", ông Kwon cho biết.
Triều Tiên đã nhanh chóng xác nhận vụ phóng ICBM, ngay sau khi quân đội Hàn Quốc ra thông báo. Bình Nhưỡng gọi đây là "một cuộc thử nghiệm rất quan trọng". Bình Nhưỡng thường xác nhận các cuộc thử nghiệm vũ khí của mình ngay vào ngày hôm sau, sau khi tiến hành thử nghiệm.
Yang Uk, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan của Hàn Quốc, cho biết “Vụ phóng có thể được coi là một cuộc trình diễn để chứng minh khả năng của Triều Tiên, bất kể việc điều động quân đội hay các động thái khác”.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Sean Savett gọi vụ phóng thử tên lửa đạn đạo là "vi phạm trắng trợn" nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc", gây gia tăng căng thẳng không cần thiết và có nguy cơ làm mất ổn định tình hình an ninh trong khu vực". Ông Savett cho biết Mỹ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh cho Mỹ và các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres lên án mạnh mẽ vụ phóng thử tên lửa đạn đạo, cho rằng hành động này rõ ràng vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cấm Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.
Tổng thư ký Liên hợp quốc nhắc lại lời kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và thiết lập môi trường đối thoại và nối lại đàm phán. "Cam kết ngoại giao vẫn là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình bền vững và phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng được trên Bán đảo Triều Tiên", người phát ngôn Stephane Dujarric của Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết.
Người phát ngôn quân đội Hàn Quốc Lee Sung Joon cho biết, tên lửa của Triều Tiên có thể đã được phóng từ một bệ phóng 12 trục, bệ phóng di động lớn nhất của Triều Tiên. Việc tiết lộ bệ phóng mới vào tháng 9 đã làm dấy lên suy đoán rằng Triều Tiên có thể đang phát triển một ICBM lớn hơn những ICBM hiện có.
Cơ quan tình báo quân sự Hàn Quốc ngày 30/10 đã lên tiếng cảnh báo với các nhà lập pháp rằng, Triều Tiên có thể đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân thứ bảy. Cơ quan này cho biết Triều Tiên đã gần thử nghiệm ICBM.
Trong hai năm qua, ông Kim Jong-un đã lợi dụng cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga như một cửa sổ để tăng cường thử nghiệm vũ khí; đồng thời mở rộng hợp tác quân sự với Nga. Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các nước khác cho biết Triều Tiên đã vận chuyển pháo binh, tên lửa và các loại vũ khí đối lưu khác để bổ sung cho kho vũ khí đang cạn kiệt của Nga.
Sự tham gia có thể có của Triều Tiên vào cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ đánh dấu một sự leo thang nghiêm trọng. Bên cạnh công nghệ hạt nhân và tên lửa của Nga, các chuyên gia cho biết ông Kim Jong-un cũng có thể hy vọng Nga giúp xây dựng một hệ thống giám sát không gian đáng tin cậy và hiện đại hóa vũ khí thông thường của Triều Tiên. Họ nói rằng ông Kim có thể sẽ nhận được hàng trăm triệu USD từ Nga cho tiền lương của binh lính nếu họ đồn trú tại Nga trong một năm.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
Giá dầu thế giới gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 19/11. Những dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga - Ukraine khiến các nhà đầu tư thận trọng trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Ngày 20/11, quân đội Pakistan cho biết ít nhất 12 binh sĩ đã thiệt mạng do vụ tấn công liều chết nhằm vào đồn kiểm soát quân sự tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử tỷ phú Howard Lutnick, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ tài chính Cantor Fitzgerald làm Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền sắp tới của mình. Việc bổ nhiệm ông Lutnick cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
0