Triệt phá ổ nhóm làm giả giấy khám sức khỏe

Hiện nay, hầu hết các hồ sơ cá nhân, đặc biệt là hồ sơ xin việc, hay các thủ tục hành chính khác đều yêu cầu bắt buộc có giấy khám sức khỏe. Thế nhưng, thực tế người dân thường phải mất nguyên ngày hoặc thậm chí lâu hơn cho một lần khám sức khỏe toàn diện. Chưa kể các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải khiến người dân ngại đến. Nắm bắt tâm lý này, nhiều đối tượng đã bất chấp quy định của pháp luật, cố tình cung cấp dịch vụ làm giả giấy khám sức khỏe.

Nắm bắt tâm lý chỉ cần nhanh và tiện này, một nhóm đối tượng đã cung cấp dịch vụ làm giả giấy khám sức khỏe với tiêu chí “nhanh, gọn” cho người có nhu cầu để thu lời bất chính. Mới đây, công an quận Đống Đa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, tiêu thụ giấy khám sức khỏe giả. Bước đầu, lực lượng công an đã làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của các đối tượng

Chỉ cần vài thao tác đơn giản, con dấu tên bác sĩ và dấu đỏ của bệnh viện đã được đóng lên những tờ giấy khám sức khỏe giả. Bất kể là bệnh viện tuyến trung ương hay địa phương, chỉ cần khách hàng là có.  Tổng số con dấu chức danh, hộp dấu liên quan đến khám, chữa bệnh… lên gần 10 chiếc, thậm chí có cả con dấu = tên Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện E. Đối tượng cầm đầu không trực tiếp ra mặt, mà sẽ cung cấp con dấu, máy móc cho các đối tượng chân rết. Mọi giao dịch được thực hiện và quản lý qua mạng xã hội để xóa dấu vết.

Để tránh sự theo dõi của cơ quan công an, sau khi in ấn giấy giả xong, đối tượng không trực tiếp đi bán, mà tiêu thụ qua các đầu mối trung gian nhập hàng. Các quy trình làm giấy tờ giả được tách biệt. Do vậy, đến nay, cơ quan công an vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ đối tượng chủ mưu của ổ nhóm.

Mỗi một giấy khám sức khỏe giả, tùy loại mẫu A4 hay A3 sẽ được các đối tượng rao bán với mức giá từ 80.000 - 150.000 đồng. Tuy số tiền mỗi tờ bán ra không quá lớn nhưng theo cơ quan điều tra, vì nhiều người có nhu cầu mua nên đều đặn mỗi ngày các đối tượng này tiêu thụ được rất nhiều giấy khám sức khỏe giả ra thị trường. Chỉ trong 1 tháng, các đối tượng đã có thể thu lợi bất chính hàng chục triệu đồng. Không chỉ các đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với mức phạt cao nhất là 7 năm tù, thì người sử dụng tài liệu, giấy tờ giả cũng có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an tỉnh Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc với tổng khối lượng thuốc giả và nguyên liệu để làm thuốc giả là gần 10 tấn.

Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai ngày 16/4 đã tuyên phạt bị cáo Vũ Thị Khánh Huyền (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) 17 năm tù giam với tội danh “Mua bán người” quy định tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật Hình sự.

Chủ tàu Black Pearl QN-6699 bị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh phạt 12,5 triệu đồng vì tổ chức chơi Pickleball trên boong tàu du lịch vịnh Hạ Long.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự; khởi tố bị can đối với 16 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi "tổ chức đánh bạc và đánh bạc".

Sau khi trộm cắp xe máy, đối tượng công khai rao bán xe trên mạng xã hội, thậm chí còn chủ động tiếp cận với chủ xe để yêu cầu tiền chuộc.

Công an tỉnh Bình Dương đã triệt xóa thành công chuyên án đấu tranh chống tội phạm ma túy, thu giữ hơn 24,8kg ma túy các loại và 01 khẩu súng cùng nhiều tang vật liên quan.