Triệt phá cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả
Ngày 24/5, theo thông tin từ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa, đơn vị này vừa triệt phá một cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng lớn mỹ phẩm giả trên địa bàn huyện Triệu Sơn do Nguyễn Thị Dung, sinh năm 1995, trú tại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, làm chủ.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện Nguyễn Thị Dung thường xuyên lên mạng xã hội Tiktok để livestream bán mỹ phẩm của nhiều hãng nổi tiếng với giá thành rất rẻ.
Nghi vấn đây có thể là đối tượng sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả, lực lượng Công an đã tiến hành lập án đấu tranh.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã phối hợp với Công an xã Minh Sơn và Đội quản lý thị trường số 6, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra tại nhà Nguyễn Thị Dung thuê ở xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ một số lượng lớn hóa chất, dung dịch các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, vỏ mỹ phẩm rỗng và các dụng cụ dùng để sản xuất mỹ phẩm giả gồm: 3 máy trộn, 7 thanh quay máy trộn cùng nhiều dụng cụ dùng để pha trộn mỹ phẩm.
Kiểm tra nhà ở của Nguyễn Thị Dung ở thôn Đồng Khang, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 256 chai mỹ phẩm (gồm 24 loại mỹ phẩm khác nhau như: kem tẩy trang, kem dưỡng da, serum trị mụn, kem làm trắng da...) do Dung tự sản xuất; 122 lọ mỹ phẩm (gồm 5 loại mỹ phẩm) không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không hóa đơn, chứng từ và giấy phép kinh doanh.
Quá trình đấu tranh, Nguyễn Thị Dung khai nhận: Khoảng tháng 12/2024, Nguyễn Thị Dung đã tham gia hội nhóm chuyên mua bán mỹ phẩm trên mạng xã hội Facebook và liên hệ đặt mua mỹ phẩm về bán tại nhà qua Facebook cá nhân và trang fanpage "Mỹ phẩm pass" do Dung tự lập.
Quá trình kinh doanh buôn bán mỹ phẩm, nhận thấy việc bán mỹ phẩm kiếm lời cao, khách hàng mua qua mạng lại không có nhiều hiểu biết về các mỹ phẩm, ham rẻ nên Dung đã nảy sinh ý định làm giả các loại mỹ phẩm để bán kiếm lời.
Để thực hiện được hành vi của mình, Dung đã thuê nhà ở thôn 4, xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn để sản xuất mỹ phẩm giả. Tại đây, Dung đã đặt mua các loại kem, serum và các chất pha trộn trên mạng xã hội với giá 50.000 đồng/1kg cùng với một số chất tạo màu, tạo mùi.
Sau đó sử dụng máy trộn cầm tay để khuấy, đánh, trộn cho các loại dung dịch này gần giống với các loại mỹ phẩm nguyên bản rồi bơm, đổ vào các chai lọ mỹ phẩm của các nhãn hàng đã sử dụng hết được thu mua từ trước đó.
Chỉ tính từ khoảng cuối năm 2024 đến khi bị bắt, Nguyễn Thị Dung đã bán trót lọt hơn 1.000 đơn hàng cho các khách hàng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng giá trị hơn 142 triệu đồng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Thị Dung về tội "Sản xuất, mua bán hàng giả", đồng thời, tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Theo TTXVN


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 72 ngày 24/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk) đề xuất tăng mức phạt tối đa lên 200 triệu đồng đối với các vi phạm giao thông, thu hút sự chú ý và tranh luận trong dư luận.
Cảnh sát Giao thông Hà Nội tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn vào khung giờ cao điểm từ 20h đến 23h.
Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã áp dụng ghi hình công khai các trường hợp xe máy đi lên vỉa hè, vượt đèn đỏ... tại nhiều nút giao để xử lý phạt nguội.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khẩn trương rà soát toàn bộ các vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng nhà ga T3.
Bộ Xây dựng đề nghị Bộ tài chính sớm tham mưu Chính phủ quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu và các cơ chế đặc thù để đáp ứng tiến độ đầu tư mở rộng cao tốc đoạn TP. HCM - Long Thành.
0