Triển vọng sôi động của ngành F&B
Nhiều doanh nghiệp F&B đã có sự tăng trưởng ấn tượng, nhờ vào việc chuyển đổi mô hình kinh doanh linh hoạt. Chẳng hạn, sau khi phải đóng hàng loạt cửa hàng sau đại dịch Covid-19, chủ thương hiệu trà sữa La Boong Việt Nam đã vực dậy, khai sinh ra nhãn hiệu mới và mở thêm gần 200 cửa hàng trên 28 tỉnh, thành chỉ trong năm 2024.
Bà Hoàng Ngọc Diệp - Phó Giám đốc Công ty TNHH La Boong Việt Nam chia sẻ: “Với số lượng cửa hàng tăng thần tốc từ 40 cửa hàng vào đầu năm 2024, lên đến hiện tại là 200 cửa hàng, chúng tôi cũng đi kèm với sự tăng trưởng doanh thu, khoảng 20-30% một tháng. Chúng tôi tập trung vào nhượng quyền, với phương án phát triển như thế này thì nhượng quyền thương hiệu chính là cách giúp chúng tôi phát triển thần tốc”.
Theo báo cáo kinh doanh thị trường F&B Việt Nam mà iPOS vừa công bố, nửa cuối năm 2024, số cửa hàng kinh doanh đóng cửa giảm nhanh, các cửa hàng độc lập và chuỗi liên tục được mở ra. Thói quen mua đồ uống bên ngoài của người Việt cũng tăng trưởng mạnh so với năm 2023, với tỷ lệ người uống thường xuyên (3 - 4 lần/tuần) tăng mạnh từ 17,4% năm 2023 lên 32,8% năm 2024.
Ông Hoàng Tùng - Chủ tịch F&B Investment cho hay: “Ngành F&B vẫn có sự tăng trưởng bởi thói quen tiêu dùng của tầng lớp trung lưu gia tăng. Nhu cầu đi ăn uống, tiêu dùng ở ngoài vẫn là một nhu cầu rất căn bản của con người. Một số mô hình cao cấp bắt đầu đánh vào phân khúc trung cấp. Nhiều chuỗi mới xuất hiện đang làm rất tốt. Doanh số vẫn tăng. Đến thời điểm hiện tại, thị trường đã ấm hơn rất nhiều. Các chuỗi có tiềm năng đã mở rộng kinh doanh. Thậm chí thị trường đã có nhiều deal về M&A và vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Đó là tín hiệu mà tôi cho rằng, ngành F&B ở Việt Nam đang có nhiều điểm sáng”.
Với hơn 320.000 cửa hàng đang hoạt động, ngành kinh doanh ẩm thực Việt Nam năm 2024 đã thu về 688,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 16% so với năm 2023. Thị trường có những tín hiệu tích cực khi chi tiêu của thực khách ở mức khá. Riêng với đồ uống, người Việt chi hơn 300 tỷ mỗi ngày để uống cà phê, trà sữa.
Ngành F&B tại Việt Nam tiếp tục được đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân. Doanh thu từ các chuỗi F&B đã tăng 21,5% trong năm 2024, với thị phần chuỗi ngày càng gia tăng. Các chuyên gia dự báo xu hướng nhượng quyền, mở rộng chuỗi sẽ tiếp tục phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ của các thương hiệu nội địa cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.


Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.
0