Triển vọng nào cho cuộc gặp Trump - Putin?

Mặc dù thời điểm cho cuộc gặp giữa Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa được xác định, nhưng những thông tin về cuộc gặp đã mở ra triển vọng tìm lối thoát cho cuộc chiến dai dẳng ở Ukraine.

Tổng thống đắc cử của nước Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vài lần quả quyết sẵn sàng gặp nhau, nhưng cũng chỉ là biểu lộ chứ chưa ai chính thức đặt vấn đề. Giữa "sẵn sàng gặp nhau" và "đề nghị gặp nhau" là khoảng cách có thể rất ngắn nhưng cũng có thể dài vô định trong thế giới ngoại giao. Ai chủ động đề nghị được gặp ai là chuyện rất tế nhị, rất nhạy cảm và đầy hàm ý trong chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.

Trong khi ông Trump công khai quả quyết rằng ông Putin rất muốn gặp mình để bàn thảo về việc chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine và cuộc gặp đang được thu xếp thì hồi đáp của phía Nga lại khá lạnh nhạt. Phía Nga không xác nhận mà chỉ cho biết phải chờ ông Trump chính thức nhậm chức trước đã, rồi sẽ xem xét khi nào tiến hành cuộc gặp thì thích hợp, không đưa ra thời điểm cụ thể và cũng chẳng có kế hoạch cụ thể về tổ chức sự kiện này trong tương lai.

Ông Trump biết rất rõ không thể chấm dứt được cuộc chiến tranh ở Ukraine trong thời gian một ngày như đã bạo miệng to tiếng tuyên cáo khi còn vận động tranh cử, thậm chí cả trong 6 tháng như sau này đã sửa sai, và phải dựa cậy vào ông Putin thì may ra mới có thể đóng nổi vai trò quyết định nào đấy trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Đó chính là sự khác biệt căn bản giữa người này và ông Biden về ông Putin và về kết thúc cuộc chiến tranh ở Ukraine. Vấn đề đặt ra cho ông Trump cho đến nay và cả từ nay không phải là nên gặp hay không gặp mà là phải gặp ông Putin cũng như khi nào gặp và làm cách nào để có cuộc gặp mà bảo toàn được thể diện. Do đó, phía ông Trump loan báo rằng ông Putin rất muốn gặp ông Trump.

Cái chính Putin cần không phải là cùng ông Trump tìm cách chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine mà đơn giản chỉ là cuộc gặp với ông Trump để hình thành kênh tiếp xúc và đối thoại giúp Nga phân rẽ Mỹ với Ukraine và với các đồng minh của Mỹ. Ông Trump rất có thể sẽ trở thành con chủ bài mới đắc dụng nhất của ông Putin trong việc này. Nhưng ông Putin không vội bởi hiện thời gian ở về phía Nga chứ không phải phía EU, Nato, Ukraine, Mỹ và cá nhân ông Trump.

Trump và Putin, những người này rồi sẽ gặp nhau. Nếu cuộc gặp diễn ra sớm thì nó sẽ chỉ hữu danh vô thực. Nếu cuộc gặp diễn ra muộn màng hơn thì chắc sẽ đạt được kết quả nhất định. Ông Putin rồi sẽ giúp ông Trump làm bàn trong chuyện Ukraine và ông Trump sẽ giúp ông Putin làm cả những chuyện chính trị thế giới và châu lục khác nữa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.

Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.