Triển vọng đàm phán Nga - Ukraine ở Instanbul có dớp xấu

Đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về tiến hành đàm phán hoà bình trực tiếp giữa Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ mà không gắn với bất cứ điều kiện tiên quyết nào đã đưa lại cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai quốc gia này kể từ năm 2022, dù vẫn không phải ở cấp cao nhất.

Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cho biết sẵn sàng tới Instanbul để đàm phán với ông Putin. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ngỏ ý sẵn sàng tới đó đóng vai trò ngoại giao trung gian giữa ông Putin và ông Zelensky. Nhưng cả ông Putin lẫn ông Trump đều không tới Instanbul. Đàm phán giữa Nga và Ukraine ở Instanbul diễn ra chỉ ở cấp độ "thê đội 2".

Đàm phán chưa diễn ra đã thấy được triển vọng đàm phán thành công hết sức mong manh. Một mặt, cuộc đàm phán bị ám ảnh nặng nề bởi "cái dớp" kết cục không tốt lành của lần cuối cùng hai bên đàm phán trực tiếp với nhau hồi năm 2022. Cuộc đàm phán sẽ trở thành cuộc pha trộn giữa trình bày và phản bác, dền dứ và vòng vo, tố cáo và chỉ trích lẫn nhau bởi cấp đàm phán không phải là cấp quyết định.

Ông Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán với ông Putin ở Instabul nhưng ông Putin không muốn gặp ông Zelensky. Ông Trump sẽ đến Instabul khi biết chắc chắn rằng ông Putin đến nơi này, trực tiếp đàm phán với ông Zelensky và đàm phán chắc chắn thành công. Ông Trump cài số lùi ngay lập tức khi biết ông Putin không đến Instanbul. Ông Putin chỉ ngỏ ý Nga sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Ukraine ở Instanbul vào ngày 15/5 vừa qua và tuyên bố không sẵn sàng gặp, đàm phán trực tiếp với ông Zelensky.

Trong thực tiễn đàm phán ngoại giao giữa các quốc gia trên thế giới, đàm phán không gắn với điều kiện tiên quyết nhiều khi khó thành công hơn đàm phán có gắn với điều kiện tiên quyết. Bởi nếu đưa ra điều kiện tiên quyết ngay từ đầu đã rõ ràng và cụ thể, nếu ngược lại, bất kỳ đòi hỏi mới nào của bên này hoặc bên kia đều có thể trở thành những yêu cầu đòi hỏi không khác gì điều kiện tiên quyết.

Việc ông Putin đề xuất đàm phán trực tiếp mà không gắn với điều kiện tiên quyết nào và việc ông Zelensky bập vào ngay đều là động thái trước hết nhằm tranh thủ dư luận quốc tế, là cách thức thể hiện thiện chí đàm phán hoà bình, thật sự muốn chấm dứt cuộc chiến chứ không phải kéo dài cuộc chiến cũng như để tranh thủ cá nhân ông Trump.

Mỹ, EU và NATO hậu thuẫn Ukraine suốt từ đầu cuộc chiến tranh đến nay và Ukraine thành bại như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào ba đối tác đó. Điều này buộc phía Nga không thể không nhận thấy rằng cuộc chiến tranh này có thể được chấm dứt bằng giải pháp chính trị hoà bình hay không và khi nào có được giải pháp ấy phụ thuộc vào cuộc thương thảo trực tiếp giữa Nga và Ukraine thì ít mà vào kết quả dàn xếp giữa Nga với Mỹ, EU và NATO là chính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính quyền Mỹ đang để ngỏ khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong bối cảnh các nỗ lực hòa đàm về Ukraine vẫn chưa có đột phá rõ rệt.

Tehran hiện vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo bằng văn bản nào từ Mỹ về quan điểm đàm phán trong vấn đề hạt nhân.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp nước chủ nhà Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan đã chứng kiến lễ khai trương giai đoạn 1 của cơ sở trí tuệ nhân tạo (AI) toàn diện mới tại Abu Dhabi vào ngày 15/5.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 15/5 đã loại trừ khả năng nhượng bộ lãnh thổ cho Nga, sau cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Ankara.

Đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về tiến hành đàm phán hoà bình trực tiếp giữa Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ mà không gắn với bất cứ điều kiện tiên quyết nào đã đưa lại cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai quốc gia này kể từ năm 2022, dù vẫn không phải ở cấp cao nhất.

Cuộc đàm phán được kỳ vọng giữa Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn ba năm qua đã không diễn ra như dự kiến ban đầu.