Triển lãm quốc tế thực phẩm và đồ uống tại Hà Nội

Hơn 8.000 nhãn hiệu của 250 doanh nghiệp đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được giới thiệu tại Triển lãm thực phẩm và đồ uống. Triển lãm chuyên ngành lần thứ 9 tiếp tục là cầu nối giao thương để các doanh nghiệp Việt Nam và các nước có cơ hội tìm kiếm bạn hàng, đối tác cũng như khám phá nguồn cung ứng đa dạng trong lĩnh vực này.

Với tổng diện tích trưng bày 5.000 m2, triển lãm tập trung giới thiệu các sản phẩm: Thực phẩm, Đồ uống, Thực phẩm chức năng, Nguyên liệu – Phụ gia thực phẩm, Máy móc thiết bị sản xuất – Đóng gói – Bảo quản thực phẩm, Nhượng quyền thương hiệu.

Đến với triển lãm, khách tham quan sẽ có dịp trực tiếp tìm hiểu về xu hướng công nghệ mới trong ngành, khám phá các sản phẩm sáng tạo và những cách tiếp cận mới trong việc sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm, đồ uống.

Đây cũng là cơ hội để xây dựng mối quan hệ kinh doanh và hợp tác với các doanh nghiệp là nhà sản xuất, nhà phân phối trong nước và quốc tế, từ đó thúc đẩy sự đa dạng hóa và nâng cao chất lượng nguồn cung ứng trong ngành thực phẩm, đồ uống tại Việt Nam.

Trong thời gian triển lãm ,hai hội thảo chuyên đề về  “Quản lý rủi ro, phát triển chuỗi cung ứng” và “Quy trình nuôi cá hồi Na Uy, những tiêu chuẩn bảo đảm an toàn thực phẩm” cũng được tổ chức. Triển lãm diễn ra từ nay đến hết ngày 11/11, dự kiến đón hơn 8000 khách tham quan thương mại và công chúng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...