Triển khai học bạ số hướng đến trường học thông minh
Học bạ số đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào sử dụng thí điểm ở cấp tiểu học cuối năm học vừa qua. Hà Nội là địa phương dẫn đầu với tỷ lệ đạt tới 97%.

Cuối năm học 2023-2024, hơn 40 học sinh trong lớp của cô giáo Nguyễn Hà Thu đã được ứng dụng học bạ số, giúp cô Thu giảm áp lực mỗi cuối năm học, có nhiều thời gian hơn cho các em.
Cô giáo Nguyễn Hà Thu, Trường Tiểu học Chu Văn An, chia sẻ: “Nếu như trước đây, giáo viên chúng tôi viết học bạ giấy có thể có những nhầm lẫn hoặc hoàn thành chưa chính xác, chỉnh sửa rất khó khăn, có thể cần phải chữ ký của hiệu trưởng, nhưng với học bạ số có thể kiểm tra rõ ràng, xuất file excel, sau khi kiểm tra kỹ rồi mới xuất học bạ số”.
Ưu điểm lớn nhất của học bạ điện tử chính là giảm rõ rệt áp lực sổ sách cho giáo viên và nhà trường. Phụ huynh cũng có thể tra cứu kết quả học tập của con em mình một cách dễ dàng, qua đó phối hợp với giáo viên, nhà trường trong việc nhắc nhở, đôn đốc học sinh học tập.

Lợi ích của học bạ số thì đã rõ, tuy nhiên hệ thống này đang được vận hành không đồng bộ. Mỗi địa phương triển khai theo một hệ thống riêng, không thống nhất và không công nhận lẫn nhau. Điều này dẫn tới một số hạn chế như học sinh chuyển trường vẫn phải xin học bạ giấy. Để số hóa học bạ tại tất cả các cấp học phổ thông, cần khắc phục được những khó khăn vướng mắc này.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đẩy nhanh nghiên cứu để hoàn thiện và thống nhất, đồng bộ hệ thống để áp dụng trong các cơ sở giáo dục trên cả nước, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành giáo dục.


Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.
0