Trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đã sử dụng AI để phát triển một công cụ có khả năng phát hiện sớm bệnh Alzheimer.

Ước tính, cứ 3 giây lại có một người trên thế giới mắc bệnh Alzheimer, và số người mắc bệnh này được dự báo sẽ tăng gấp ba trong 50 năm tới. Con số đáng báo động này từ Tổ chức Y tế Thế giới đã thúc đẩy các nhà khoa học tại Đại học Cambridge của Anh nghiên cứu phát triển một thuật toán trí tuệ nhân tạo để xử lý dữ liệu từ quá trình chụp cộng hưởng từ.

Các nhà khoa học hy vọng, công cụ mới này có thể giúp các bệnh nhân được can thiệp sớm hơn và giảm nhu cầu xét nghiệm, chẩn đoán vốn tốn kém và thường xâm lấn.

Việc chẩn đoán bệnh Alzheimer từ sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị

Theo bà Liz Yuanxi Lee (Nhà nghiên cứu Đại học Cambridge, Anh), ưu điểm của trí tuệ nhân tạo là có thể phát hiện các chi tiết hoặc các mối quan hệ giữa các số liệu hoặc các đặc điểm mà con người không thể dễ dàng thấy được. Ví dụ, những hình ảnh chúng ta xem có thể có một số thay đổi nhỏ về độ phân giải, đến từng milimet, mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60 - 80% các trường hợp sa sút trí tuệ. Vì lý do này, việc phát hiện sớm là rất quan trọng bởi điều trị ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đang được phát triển này được cho là có độ chính xác cao hơn gấp 3 lần trong việc dự đoán sự tiến triển của bệnh Alzheimer so với tiêu chuẩn chăm sóc hiện tại dành cho bệnh nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.