Trẻ suy dinh dưỡng tăng do nạn đói lan rộng ở Gaza
Hiện nhóm viện trợ International Medical Corps (IMC) và các đối tác đang có kế hoạch tiếp cận hơn 200.000 trẻ em dưới 5 tuổi như một phần của chiến dịch "Tìm và điều trị".
Các bác sĩ của IMC lo ngại nhiều người phải di dời tới nơi ở mới sẽ không có nước sạch hoặc không được tiếp cận đầy đủ với thực phẩm, kéo theo nhiều trường hợp cần hỗ trợ bị bỏ sót.

Trẻ suy dinh dưỡng tăng do nạn đói lan rộng ở Gaza
Dữ liệu được IMC tổng hợp đến nay cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Một nhóm cơ quan viện trợ, do Liên hợp quốc dẫn đầu, ước tính khoảng 7% số trẻ ở Gaza có thể bị suy dinh dưỡng nặng, tăng mạnh so với con số 0,8% trước khi xung đột Israel-Hamas nổ ra vào ngày 7/10/2023.
Cô Raghda Ibrahim Qeshta, nhân viên cứu trợ cho hay: “Khi tới đây, chúng tôi được chứng kiến nhiều trường hợp trẻ trong tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng, kèm theo nhiều biến chứng, và nguyên nhân chính, như tôi đã nói trước đây, là tình trạng mất an ninh lương thực và không có khả năng tiếp cận thực phẩm khiến trẻ em có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Chúng tôi cũng nghe những câu chuyện khác từ những bà mẹ đến xin ăn vì không có thức ăn cho con, đặc biệt là những bà mẹ có con từ sáu đến hai mươi bốn tháng tuổi. Nhóm tuổi này hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm bổ sung do thị trường khan hiếm và không đa dạng. Các bà mẹ ưu tiên cho con mình uống loại sữa đặc biệt, cái đó cũng rất đắt tiền.”

Cho đến nay, khu vực phía Bắc Dải Gaza vẫn là nơi ghi nhận nạn đói trầm trọng nhất. Tuy nhiên, các nhân viên cứu trợ lo ngại nạn đói có thể lan tới khu vực Trung và phía Nam do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Rafah, khiến hơn 1 triệu người phải di tản và nguồn viện trợ hạn chế.

Trong khi đó, cùng ngày, các tổ chức nhân đạo của LHQ cho biết những hạn chế về tiếp cận và an ninh đang cản trở việc cung cấp viện trợ lương thực cho hàng trăm nghìn người dân Gaza và sơ tán y tế cho 10.000 bệnh nhân.
Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cho biết việc không thể vận chuyển hàng cứu trợ an toàn qua cửa khẩu Kerem Shalom và việc tiếp tục đóng cửa cửa khẩu Rafah càng làm trầm trọng thêm những thách thức đối với các hoạt động cứu trợ.
Theo OCHA, chính quyền Israel chỉ tạo điều kiện cho chưa đầy 50% trong số 86 nhiệm vụ nhân đạo phối hợp tới miền Bắc Gaza được lên kế hoạch cho tháng này, trong khi hơn 25% nhiệm vụ gặp trở ngại, 12% bị từ chối tiếp cận và 12% bị hủy bỏ do các lý do hậu cần, hoạt động hoặc an ninh.


Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.
Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa từng được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt trước đây, lần cuối cùng ông khám sàng lọc là vào năm 2014.
Ít nhất 85 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến dịch quân sự của Israel khi nước này gia tăng các cuộc không kích nhằm vào Dải Gaza.
Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
0