Trao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất “Trao quyền tuyển dụng và sử dụng nhà giáo cho chính ngành giáo dục” được kỳ vọng có thể trở thành bước ngoặt, giúp tháo gỡ vướng mắc trong quản lý nhân sự giáo viên.

Thực tế hiện nay, quy trình tuyển dụng giáo viên vẫn do ngành nội vụ quản lý, khiến nhiều trường gặp khó khăn trong việc chủ động bổ sung nhân sự phù hợp. Để giải quyết tình trạng này, nhiều đại biểu cho rằng, giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo sẽ tháo gỡ các nút thắt cả về số lượng và chất lượng nhà giáo thời gian qua.

Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu ý kiến: "Dù tự chủ hoặc chưa tự chủ, ta hiện đang đổi mới phân cấp, phân quyền triệt để. Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, cơ quan quản lý đừng tham gia vào. Đây là chủ trương đổi mới, phân cấp, phân quyền triệt để, tuyển không đúng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Quan điểm này cho thấy sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy quản lý giáo dục. Tuy nhiên, ban soạn thảo dự án luật cho rằng, không thể áp dụng một cách đồng loạt tại tất cả các địa phương, bởi mỗi vùng miền có những đặc thù riêng về nguồn lực và điều kiện triển khai.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Nhiều ý kiến nêu có liên quan đến vấn đề tuyển dụng theo tinh thần phân cấp. Tuy nhiên, tại 63 tỉnh, thành với hơn 50.000 cơ sở giáo dục thì quy mô rất khác nhau. Cùng là một cơ sở giáo dục nhưng một trường mầm non và một trường trung học rất khác nhau; một trường trung học ở khu vực Hà Nội với một trường trung học ở khu vực miền núi là rất khác nhau. Vì thế, đối với những cơ sở giáo dục có đủ sức, có thể gánh được, chúng ta nên mạnh dạn phân cấp và giao cho họ. Ở những khu vực khác, chúng ta cũng nên linh hoạt hơn trong việc tổ chức này".

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất việc giao thẩm quyền cho ngành giáo dục để chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ; thống nhất giao Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước của từng bộ, ngành liên quan, nhất là việc giao thẩm quyền quản lý Nhà nước về nhà giáo ở các địa phương cho UBND cấp tỉnh. Trong đó, quy định rõ vai trò chủ trì tham mưu của ngành giáo dục trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nhà giáo trên địa bàn theo quy định.

Từ phía các cơ sở giáo dục, nhiều trường học mong chờ chính sách này có thể chủ động hơn trong việc đảm bảo đội ngũ giáo viên, tránh tình trạng thiếu hụt kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Trao quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục là một giải pháp mang tính chiến lược, giúp ngành chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đi cùng với đó là trách nhiệm minh bạch, công bằng và hiệu quả. Khi Luật Nhà giáo được thông qua, đây sẽ là bước tiến lớn trong quản lý nhân sự giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh sách 37 thí sinh vào các đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học và Tin học.

Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức chương trình giao lưu “Cùng chơi với bé - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ” với sự tham gia của tác giả Yuichi Kimura nổi tiếng.

Bỏ xét tuyển sớm, không chia chỉ tiêu theo phương thức, thêm hàng loạt tổ hợp hay thêm các kỳ thi riêng là những thay đổi trong kỳ tuyển sinh đại học 2025.

Cả nước hiện có hơn 10 cơ sở giáo dục đại học tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Đây là xu hướng được cả các thí sinh và các đại học nắm bắt cơ hội.

Hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1, do Đại học quốc gia (ĐHQG) TP.HCM tổ chức tại 25 tỉnh, thành phố, vào ngày 30/3. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước tính đến thời điểm hiện tại.

Hơn 128.000 thí sinh tại 25 tỉnh/thành phố đã bước vào kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM ngày 30/3.