Trao kỷ lục Guinness thế giới cho hai tác phẩm gốm nghệ thuật
Tổ chức Guinness thế giới thành lập năm 1955, là tổ chức kỷ lục thế giới đầu tiên và lâu đời nhất. Năm 2010, Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức này trao tặng danh hiệu về gốm sứ nghệ thuật cho “Con đường gốm sứ dài nhất thế giới”.

Năm nay, nghệ nhân Nguyễn Hùng ở làng gốm Bát Tràng và Công ty gốm Hương Việt được vinh dự nhận hai kỷ lục về gốm sứ nghệ thuật là “Thiềm thừ thiên phong ấn” đạt kỷ lục Guinness thế giới “Tác phẩm điêu khắc linh vật thần thoại bằng gốm lớn nhất” và "Phú quý mãn đường" đạt kỷ lục Guinness thế giới là “Tác phẩm đĩa gốm đắp nổi, chạm khắc lớn nhất".
Tác phẩm “Thiềm thừ thiên phong ấn” nặng 1.500kg, có chiều dài 1,735m, chiều rộng 1,1m và chiều cao 0,778m. Linh vật thần thoại ở đây là “cụ cóc” Thiềm Thừ, hay còn gọi là cóc phong thủy, cóc ba chân linh thiêng ở châu Á và là biểu tượng của sự thịnh vượng. Nghệ nhân Nguyễn Hùng ở làng Bát Tràng đã mất hơn 6 tháng để chế tác tác phẩm này.

Tác phẩm “Phú quý mãn đường” nặng 400kg có đường kính 1,37m, đắp nổi và chạm khắc hình ảnh của cây tuyết tùng và đôi chim công cùng các yếu tố phong thủy như núi và mặt trời nhằm truyền đạt ý tưởng về sự quyền quý và hạnh phúc viên mãn đời đời. Chiếc đĩa được nghệ nhân Nguyễn Hùng chế tác thành công vào năm 2018 và mất khoảng 1,5 năm.
Danh hiệu kỷ lục Guinness là niềm tự hào cho người Việt Nam nói chung và của nghệ nhân Nguyễn Hùng, làng nghề Bát Tràng nói riêng.


Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.
Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.
Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.
Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.
Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
0