Trao giải 'Sứ giả tiếng Việt năm 2024' ở Kyushu
Sự kiện diễn ra ngày 8/6, tại Học viện Nhật ngữ GAG, thành phố Fukuoka, Nhật Bản.
Hưởng ứng cuộc thi “Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024” nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày tôn vinh tiếng Việt năm nay, do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka kết hợp với Hội người Việt Nam tại Fukuoka đã tổ chức vòng tuyển chọn “Sứ giả tiếng Việt khu vực Kyushu – Okinawa, Nhật Bản năm 2024”.
Đây là một cuộc thi vô cùng ý nghĩa, nhằm tôn vinh và khuyến khích tinh thần học tập, gìn giữ ngôn ngữ tiếng Việt và truyền bá văn hóa Việt của các em thiếu nhi người Việt tại khu vực Kyushu - Okinawa nói riêng và Nhật Bản nói chung.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Fukuoka, nhấn mạnh: “Với hơn 110.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại các tỉnh khu vực Kyushu, Okinawa và Trung Nam Nhật Bản, việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt cho thế hệ trẻ em thứ hai, thứ ba, là người Việt hoặc gốc Việt là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, hết sức thiết thực và nhân văn".
Cuộc thi năm nay đã nhận được hơn 70 bài dự thi ở nhiều thể loại khác nhau. Ban Giám khảo đã lựa chọn được 35 thí sinh vào vòng chung kết và mở cổng bình chọn thí sinh có nội dung và cách trình bày được yêu thích nhất qua bình chọn trên online.
Cuộc thi năm nay có các giải: Sứ giả tiếng Việt nhỏ tuổi nhất, Sứ giả tiếng Việt phát âm tiếng Việt lưu loát, Sứ giả tiếng Việt có nội dung hay, Sứ giả tiếng Việt phong cách, Sứ giả tiếng Việt truyền cảm hứng, Sứ giả tiếng Việt có nội dung và cách trình bày được yêu thích nhất qua bình chọn trên online.
Các thí sinh gửi bài được chọn vào vòng chung kết và được đăng trên trang Facebook của Hội người Việt Nam tại Fukuoka sẽ được nhận giấy chứng nhận tham dự cuộc thi Sứ giả tiếng Việt khu vực Kyushu – Okinawa 2024 và một phần quà của Ban tổ chức. Các thí sinh ở xa không đến tham dự trực tiếp được, Ban tổ chức sẽ gửi giấy khen và quà theo đường bưu điện tới địa chỉ các thí sinh đã đăng ký dự thi.
Năm nay, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka đã phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn tiếp tục mở các lớp học tiếng Việt, lớp đào tạo giảng viên dạy tiếng Việt; xây dựng tủ sách tiếng Việt tại các địa phương khác trong khu vực Kyushu và Trung Nam Nhật Bản; đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin với nhiều hình thức phong phú đến cộng đồng người Việt Nam ở khu vực về đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt cũng như các hoạt động dạy và học tiếng Việt; đặc biệt, triển khai có hiệu quả cuộc thi tìm kiếm sứ giả tiếng Việt.
Thí sinh Vũ Diệu Linh, 5 tuổi, bày tỏ: “Con rất yêu tiếng Việt, con thường hát và dạy các bạn Nhật cùng lớp hát các bài hát về Việt Nam. Tại cuộc thi này con đã có bài giới thiệu về các danh lam thắng cảnh, món ăn Việt Nam và bài hát “Một vòng Việt Nam”".
Danh sách các thí sinh đã đạt giải cuộc thi Sứ giả tiếng Việt khu vực Kyushu, Okinawa
1. Sứ giả tiếng Việt nhỏ tuổi nhất (bốn giải)
- Thí sinh: Hoàng Minh Thư (1 tuổi đến từ Fukuoka)
- Thí sinh: Phạm Thừa Bảo An (2 tuổi đến từ Nagasaki)
- Thí sinh: Đinh Nhật Hoàng (2 tuổi đến từ Kumamoto)
- Thí sinh: Lê An Na (2 tuổi đến từ Kumamoto)
2. Sứ giả tiếng Việt phát âm tiếng Việt lưu loát (hai giải)
-Thí sinh: Vũ Trương Minh Long (6 tuổi đến từ Kitakyushu)
-Thí sinh: Phạm Nhật Anh (6 tuổi đến từ Fukuoka)
3. Sứ giả tiếng Việt có nội dung hay (hai giải)
-Thí sinh: Nguyễn Mai Chi (5 tuổi đến từ Fukuoka)
-Thí sinh: Bùi Lâm Anh (8 tuổi đến từ Fukuoka)
4. Sứ giả tiếng Việt phong cách (hai giải)
-Thí sinh: Đặng An Nhiên (4 tuổi đến từ Kumamoto)
-Thí sinh: Phạm Linh Đan (9 tuổi đến từ Fukuoka)
5. Sứ giả tiếng Việt truyền cảm hứng (hai giải)
-Thí sinh: Yamanaka Aini (9 tuổi đến từ Kumamoto)
-Thí sinh: Lê Hoài Thương (9 tuổi đến từ Fukuoka)
6. Sứ giả tiếng Việt có nội dung và cách trình bày được yêu thích nhất qua bình chọn trên online (một giải)
-Thí sinh: Vũ Diệu Linh (5 tuổi, đến từ Fukuoka)
Với quyết tâm chính trị cao, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động có chất lượng, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển công nghệ cao.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã ra khuyến cáo về các biện pháp an ninh, an toàn cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại đây.
Tại làng Ambakote, Sri Lanka, cách đây bốn năm Thiền Viện Trúc Lâm đã được khởi công xây dựng, rồi trở thành không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là trung tâm văn hóa – giáo dục của những người dân địa phương.
Lần đầu tiên, Ngày hội tiếng Việt diễn ra tại một trường phổ thông của Nga. Sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trong hành trình lan tỏa tiếng Việt và văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga nói chung, cũng như thúc đẩy giao thoa văn hóa và ngôn ngữ giữa hai đất nước.
Chiều 20/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng thay mặt cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trao số tiền gần 19,3 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).
Phạm Trường Sơn là tiến sĩ hóa dược Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm Hungary công nhận. Sinh năm 1980, anh nổi tiếng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.
0