Tranh sơn mài, bí ẩn nằm ở đáy vóc
Là một trong những họa sỹ gắn bó với dòng tranh sơn mài Việt Nam ngay từ những ngày mới ra trường, với họa sỹ Trần Trung, tranh sơn mài Việt Nam sử dụng sơn ta được trồng ở Phú Thọ có độ bền vĩnh cửu, trong đó còn chứa đựng cả cốt cách và linh hồn văn hóa Việt.
Trong hội họa, hòa chung cùng mỹ thuật thế giới thì có rất nhiều loại sơn, mực, nhiều chất liệu tạo vườn hoa nghệ thuật, thì sơn ta Việt Nam góp một bông hoa rất đặc biệt, rất hiếm hoi.
Họa sỹ Trần Trung - đường Lý Thánh Tông, phường Tân Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Sơn ta được trồng ở các vùng trung du phía Bắc nước ta, tập trung ở Phú Thọ nơi có kinh nghiệm nhiều năm ươm trồng và khai thác chất lượng nhựa tốt nhất.
Theo những người dân có kinh nghiệm trồng, khai thác và chế biến sơn ta, để có được những sản phẩm sơn tốt giao cho các họa sỹ, người làm sơn phải thực hiện rất nhiều khâu và hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm gia truyền.

Trong nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam, vóc sơn mài là cốt gỗ để họa sĩ sáng tạo bức tranh sơn mài hoàn chỉnh. Một bức tranh sơn mài có tuổi đời vài chục năm hay hàng trăm năm phụ thuộc vào chất lượng của tấm vóc. Điều quan tâm trước tiên là chất lượng gỗ bền chắc. Ngày nay, bên cạnh gỗ tự nhiên có thể thay thế bằng các loại gỗ công nghiệp chất lượng cao.

Để làm nên một tấm vóc sơn mài, thợ thủ công cần ít nhất 20 ngày. Chất sơn được sử dụng trong quá trình làm vóc có tên là sơn ta. Đối với những người làm vóc, đây là một nguyên liệu quý bởi sơn ta rất khó khai thác và bảo quản.
Mỗi lớp sơn sẽ lại lót một lớp giấy hoặc vải màn và mỗi lớp sơn cần để tấm vóc khô tự nhiên từ 2 đến 3 ngày. Khi sơn khô, đem ra chà nhám bề mặt rồi cứ thế hom thêm 4-5 lần nước tương tự cho đến khi tấm vóc đủ hoàn chỉnh.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.
0