Tránh để lạm quyền trong quản lý sử dụng đất đai

Tại kỳ họp Quốc hội bất thường kỳ này, đại biểu cho rằng cần phân định rõ phân cấp hay giao quyền, đã giao quyền thì phải kiểm soát ra sao để tránh lạm quyền, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên.

Hơn 584 tỷ đồng là con số chỉ tiêu về tổ chức đấu giá và thu tiền sử dụng đất mà huyện Mê Linh được thành phố Hà Nội giao trong năm 2024. Nhờ việc ủy quyền cho cấp huyện xác định giá khởi điểm đấu giá đất dưới 30 tỷ, địa phương này nhanh chóng hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu.

Ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, cho hay: "Kết quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất của năm 2024, huyện Mỹ Linh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức khoảng 200% kế hoạch. Đến 31/12/2024 thì chúng tôi đã thu từ đấu giá đất khoảng xấp xỉ 1.700 tỷ đồng so với kế hoạch của thành phố giao cũng như Hội đồng nhân dân huyện giao".

Phân cấp ủy quyền trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai đã giúp nhiều địa phương tận dụng được lợi thế, tăng nguồn thu cho ngân sách. Tuy vậy, không phải địa phương nào cũng thực hiện tốt việc phân cấp này.

Nhiều kết quả đấu giá đất bị hủy bỏ trong thời gian qua cho thấy có dấu hiệu trục lợi trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên. Tránh để lạm quyền khi phân cấp, đặc biệt trong quản lý sử dụng đất đai là vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm tại Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa kết thúc.

Đấu giá quyền sử dụng đất vẫn là nguồn thu quan trọng của các tỉnh thành, địa phương. Để kiểm soát việc lạm quyền, lợi ích nhóm, phân quyền cần đi kèm với kiểm soát về chất lượng nhân lực, đặc biệt là nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nêu ý kiến: "Trao quyền cho người cấp dưới thực hiện thì liệu người ta có lạm quyền hay không, người ta có vụ lợi hay không thì những quy định của Chính phủ, của những cơ quan quản lý phải quy định về cách thức, về phương thức để giám sát, kiểm tra để đảm bảo rằng quá trình thực hiện của cấp dưới, của địa phương khi được giao quyền như thế sẽ không lạm dụng".

Luật Đất đai 2024 vừa có hiệu lực đề cập tới đẩy mạnh phân cấp phân quyền mạnh mẽ trong quản lý sử dụng đất cho các tỉnh thành, càng đặt ra vấn đề cấp thiết kiểm soát việc lạm quyền trong sử dụng đất đai và nguồn lực tài nguyên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.

Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.

Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.

Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.

Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.